Hệ liệt thân yêu của Cửu Nguyệt Hi
Hệ liệt bao gồm 3 truyện là Freud thân yêu, Scorates thân yêu và Archimede thân yêu.
Nhân vật chính của cả 3 bộ truyện đều là những người tài giỏi nhưng kì lạ, không hoà nhập xã hội hoặc bị xã hội không cho hoà nhập :)))
Truyện dựa trên triết học nhiều, nhưng là về khái niệm và ý niệm triết học, có thể nói mỗi câu chuyện đều rất đồ sộ, tầng tầng lớp lớp, không đơn giản là phân tích mà những chi tiết nhỏ hay riêng rẽ hay từ ban đầu hoá ra đều nằm trong mạch gắn kết và có ý nghĩa của tác giả.
Mình cảm giác tác giả viết truyện theo công thức
Ví dụ như Freud là về vô thức, tâm lý con người, phần con và phần người.... nên câu chuyện được xây dựng trên nền tảng đó, sau đó tác giả chọn cốt truyện chính, xây dựng các sự kiện xung quanh, rồi đến các chi tiết và nhân vật trong mỗi phân nhánh đó. Như một sơ đồ tư duy vậy.
Scorates được coi là một người thầy triết học lớn đầu tiên, phần lớn các ghi chép về triết lí của ông đều thông qua sách luận của học trò Platon. Phương pháp Sokrates là phương pháp loại bỏ các giả thuyết, theo đó người ta tìm ra các giả thuyết tốt hơn bằng cách từng bước xác định và loại bỏ các giả thuyết dẫn tới mâu thuẫn. Thực tế, Sokrates từng nói, "Tôi biết anh sẽ không tin tôi, nhưng hình thức cao nhất của tinh túy con người là tự hỏi và hỏi người khác"
Những câu sau nằm trong số những nghịch lý được cho là của Sokrates:
Không ai muốn làm điều ác
Không ai làm điều ác hay sai trái có chủ ý
Đạo đức - tất cả mọi đạo đức - là kiến thức
Đạo đức là đủ cho hạnh phúc
Cụm từ Nghịch lý Sokrates cũng có thể đề cập đến một nghịch lý tự phủ nhận, bắt nguồn từ một thành ngữ của Sokrates, "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả" (tiếng Hy Lạp cổ: ἓν οἶδα ὅτι οὐδὲν οἶδα hen oída hoti oudén oída; tiếng Latinh: scio me nihil scire hay scio me nescire)
Truyện vì vậy xoay quanh các nghịch lí, giả thuyết, tầng tầng lớp lớp sự phủ nhận và loại bỏ các giả thuyết
Archimedes thành Syracuse là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại. Truyện được xây dựng một cách khoa học, nhân vật nam chính là hiện thân của lý tính, khoa học, con số, tính toán. Không chỉ là cổ tích cuộc đời Archimedes là cảm hứng cho nhan đề truyện mà câu chuyện mang hơi hướng Archimedes rất nhiều.
“Không phải là ông ấy viết, đây là câu chuyện ông làm nhân vật chính.” Trong khoảnh khắc, đôi mắt đen nhánh của cô sáng lấp lánh: “Ông rất tự tin nói: Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất này lên. Sức mạnh một người có thể thay đổi thế giới, không phải rất oanh liệt, rất chấn động lòng người sao? Sau đó lính La Mã phá thành giết ông, ông ngồi xổm dưới đất viết viết vẽ vẽ, dửng dưng nói...”
Mình tin tác giả có hiểu biết rất sâu sắc về triết học.
Hệ liệt 3 truyện bao gồm: