Lang thang qua từng cung đường, từng trang sách, từng bộ phim, từng bản nhạc. Bước đi của kẻ mộng mơ. Ước mơ của kẻ thèm lang thang.
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018
[Góc lang thang tâm lý] Làm gì trong nỗi đau?
Câu nói mình thấy cần khắc cốt nhất là "biết tha thứ", trẻ con cũng cần biết tha thứ cho người lớn, người lớn cũng cần biết tha thứ cho nhau. Có những đứa trẻ, ôm mãi nỗi đau của cha mẹ chúng, của gia đình chúng, mãi mãi KHÔNG MUỐN THOÁT RA NỖI ĐAU ẤY, chúng làm đau mình để trừng phạt người chúng yêu thương, để trừng phạt chính chúng, và dần dần, chúng chẳng còn nghĩ ra ngoài cách nghĩ ấy, những suy nghĩ tự động, những thói quen, những cảm xúc bản năng, sự xoa dịu..... chúng không còn nhìn thấy CON ĐƯỜNG KHÁC. Lại có những đứa trẻ, mong manh khác, chọn cách NỔI LOẠN ĐỂ ĐI RA KHỎI NỖI ĐAU ẤY, chúng để mặc cho phần mong manh bé nhỏ, cho đứa trẻ bên trong chúng chết đi, và tìm đến những con đường khác, khi không một lần nhìn lại nỗi đau. Chúng CHẠY khi chưa cả kịp KHÓC cho nỗi đau lần trước bị ngã.
Và hơn hết, đó chính là THA THỨ CHO CHÍNH MÌNH. Không phải lỗi của bạn, khi gia đình bạn không hạnh phúc, khi xã hội này không tốt đẹp, khi thế giới này không ngập tràn niềm vui, ..... và khi chính bạn không được như ước muốn, của bạn, của người khác, thì đó cũng mãi mãi KHÔNG PHẢI LỖI CỦA BẠN.
Tuần rồi, mình có cơ hội tham gia một buổi học về stress, thú thực buổi học khiến mình phải suy nghĩ nhiều về việc mình có đang định kiến và mình phải mở lòng như nào với các cơ hội, vì buổi học khiến mình bất ngờ theo cách mà mình cảm thấy, khơi gợi nhiều thứ hơn mình nghĩ.
Thứ nhất, ban đầu khi người chia sẻ là người lớn tuổi, mình đã có chút định kiến, vì mình cho rằng người lớn tuổi sẽ có cách nhìn và cách giải quyết không phù hợp với thời đại lắm, và khá cứng nhắc. Tất nhiên, điều đó vẫn đúng phần nào về đặc tính tâm lý lứa tuổi thời đại, nhưng mình cảm thấy, đó là một góc nhìn khác, mà mình cần nhìn nhận, dần dần mình còn thấy cô có cái nhìn rất yêu thương và tính cách rất cứng, điều này mình sẽ nói trong vấn đề thứ hai.
Thứ hai, quả thực trong buổi học đó, mình chạnh lòng và xót xa khá nhiều khi người chia sẻ nói sai và hành động sai về kiến thức tâm lý. Thậm chí, lúc đó mình khó chịu trong lòng đến mức muốn mình là người chia sẻ, mình là người hành động, vì sao có thể nói những điều tổn thương họ, nói vấn đề của họ không là gì cả, nói họ phải thế này, phải thế kia, chỉ cần làm thế này, thế kia.... Điều đó, chắc chắn mình không đồng tình.
Nhưng mình cũng bắt đầu trăn trở về việc người trợ giúp nên ở bên nỗi đau để an ủi động viên hay nên đưa cho họ thấy họ đang nhìn nhận trầm trọng và chính họ phải tự vượt qua. Vì dù cô cứng rắn và kiên quyết trong cách nói, mình cũng bỗng thấy, ừ nhỉ, cứ để người ta ôm mãi nỗi đau như vậy, vỗ về, vuốt ve nó, nói nó là bình thường, là 1 phần cuộc sống thì sẽ mãi là như vậy sao? Nếu không đưa thêm cho họ một cách nhìn khác, những kiến thức khác, sự minh mẫn, sự thúc đẩy.... thì họ sẽ mãi đứng đó, ôm nỗi đau được vỗ về? Mình nhớ cuốn "Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật" của một nhà tâm lý học người Nhật, bà cũng đồng tình với việc ý chí để vươn lên quyết định lớn đến thành công vực dậy sau biến cố, và đề cập đến thuật ngữ tăng trưởng sau sang chấn. Vì gần đây mình cũng gặp một sự kiện, một bạn nữ đăng vào group về việc bị quay clip nhưng không được xin phép, bạn ấy căng thẳng và lo lắng vì họ không chịu gỡ bài, tất nhiên có những người lo lắng và đồng cảm, và phản ứng, nghĩ cách giúp bạn.... và cũng có những người nói ôm bạn, ở bên cạnh bạn, rồi bạn hãy quên đi, giả vờ như không biết...... Thật không hiểu sao lúc đọc những lời an ủi, ôm họ mà không làm gì, mình thấy thật không thực, đọc những lời khuyên trốn tránh hay làm căng, mình cũng thấy không biết đâu là đúng. CẦN LÀM GÌ?
Nói nhẹ nhàng, ví dụ như thân chủ nói "tôi buồn vì tôi muốn đi vệ sinh mà không đi được", chẳng lẽ nhà tâm lý lại nói "Dường như bạn đang buồn vì bạn muốn đi vệ sinh mà không đi được", "tôi luôn ở bên bạn, nếu những điều đó làm bạn khó chịu, thì ít nhất bạn cũng hiểu rằng, có tôi ở bên cạnh bạn những lúc đó".
Vậy là mình nghĩ mình tìm được câu trả lời cho điều đó, phần nào, và dù cần thời gian, cần dũng cảm, thì cũng không thể dừng lại ở một việc.
Thứ ba, về phía cá nhân, trùng hợp hoặc là luật vũ trụ, mình đc giải đáp những câu hỏi cùng 1 thời điểm hoặc đã đến lúc, những yếu tố ấy đến cùng lúc cho những câu hỏi của mình.
Mình luôn tự hỏi, con người sống để làm gì, ý nghĩa cuộc sống là gì. Gần buổi học đó, mình cũng đọc gần xong cuốn "Thăm dò tiềm thức" của Carl Jung. Và mình đồng ý với đại ý rằng chúng ta để mặc thế giới tăm tối của tiềm thức phát triển, không có ánh sáng của đời sống tâm linh trong cuộc đời này, chúng ta cũng đang dần tự bỏ bê mình, loay hoay trong việc tìm kiếm, hoặc thậm chí không nhận ra mình đang thiếu. Mình cũng từng luôn tự hỏi, tôn giáo có ý nghĩa gì. Và giờ đây, mình đã tìm được phần nào câu trả lời, tôn giáo cần thiết, triết lý tôn giáo cần thiết, nhưng với mình, giáo hội và giáo lý cũng chỉ như xã hội và pháp luật, tốt có mà xấu cũng có.
Và quan trọng, mình đã gần như thấy giật mình khi các vấn đề về hi vọng và kì vọng, về chấp nhận và tôn trọng ngày trước, mình từng nói chuyện với một người chị, đã được giải đáp, cho đến tận bây giờ. Bạn có bao giờ biết, mình đang HI VỌNG hay KÌ VỌNG? Bạn có bao giờ nhận ra, mình ĐANG ĐAU khi mà mình còn KHÔNG BIẾT thế là nỗi đau? Bạn có bao giờ hỏi, CHẤP NHẬN một điều, một ai đó, có khác việc TÔN TRỌNG điều đó, con người đó?
Và hơn nữa, câu nói mình thấy cần khắc cốt nhất là "biết tha thứ", trẻ con cũng cần biết tha thứ cho người lớn, người lớn cũng cần biết tha thứ cho nhau. Có những đứa trẻ, ôm mãi nỗi đau của cha mẹ chúng, của gia đình chúng, mãi mãi KHÔNG MUỐN THOÁT RA NỖI ĐAU ẤY, chúng làm đau mình để trừng phạt người chúng yêu thương, để trừng phạt chính chúng, và dần dần, chúng chẳng còn nghĩ ra ngoài cách nghĩ ấy, những suy nghĩ tự động, những thói quen, những cảm xúc bản năng, sự xoa dịu..... chúng không còn nhìn thấy CON ĐƯỜNG KHÁC. Lại có những đứa trẻ, mong manh khác, chọn cách NỔI LOẠN ĐỂ ĐI RA KHỎI NỖI ĐAU ẤY, chúng để mặc cho phần mong manh bé nhỏ, cho đứa trẻ bên trong chúng chết đi, và tìm đến những con đường khác, khi không một lần nhìn lại nỗi đau. Chúng CHẠY khi chưa cả kịp KHÓC cho nỗi đau lần trước bị ngã.
Và hơn hết, đó chính là THA THỨ CHO CHÍNH MÌNH. Không phải lỗi của bạn, khi gia đình bạn không hạnh phúc, khi xã hội này không tốt đẹp, khi thế giới này không ngập tràn niềm vui, ..... và khi chính bạn không được như ước muốn, của bạn, của người khác, thì đó cũng mãi mãi KHÔNG PHẢI LỖI CỦA BẠN.
Vốn dĩ, cũng chẳng có cách nào là tốt cả, dù là đá hay gỗ cũng sẽ mục, sẽ vỡ, chỉ có nước là mãi cân bằng.
Mình cũng muốn viết một bài về stress, nhưng chợt mình nhận ra, nếu không thực sự để người đọc trải nghiệm, để cùng nhận ra, để cùng suy nghĩ, mọi thứ sẽ rơi vào quên lãng, như mình đã từng.
#innerspace #stress #trouver #laréponse
#psychologie
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét