Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm_kiếm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm_kiếm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

Làm gì khi ta ghét một ai đó

 

Tại sao ta lại thấy không thích một ai đó?


“Tôi ghét người đó!”

Có người nào mà bạn nhìn thôi đã ghét cay ghét đắng rồi không? Đó có thể là một người nổi tiếng, một nhà văn, nhạc sĩ, hay học giả…. Đó có thể là người đồng nghiệp hay bạn cũ, đối thủ kinh doanh, hoặc một người quen mà bạn nhìn phát xét từ xa….

Giống như gặp một ai đó, người đó ngay lập tức tạo cảm giác tin tưởng, ấm áp ở bạn, cũng có khi qua quá trình tiếp xúc, bạn mới thích một ai đó. Và cũng vậy, khi gặp một ai đó, bạn bỗng thấy cảm giác lo lắng, phòng vệ, khi qua một quá trình tiếp xúc, bạn không thích họ, hoặc bạn ghét cay ghét đắng họ. 

Có thể bạn ghét họ vì họ đáng ghét, đáng khinh thật, họ nói những lời lẽ tồi tệ và đối xử tệ với bạn và người khác. Có những người cư xử theo cách chỉ có lợi cho họ,  những người muốn kiểm soát bạn hoặc đơn giản là lợi dụng bạn, muốn được hơn bạn về mọi thứ - những người muốn tiêu diệt bạn, muốn bạn tụt dốc.

Nhưng hãy tự hỏi, có khi nào bạn ghét họ như là đang ghét chính hình ảnh bản thân mình, hoặc một phần tính cách của bản thân, điều mà bạn không mong muốn, điều mà bạn muốn thay đổi nhưng khó khăn?

Hay là hình ảnh của họ gợi lại những tổn thương bạn đã trải qua? Bạn gặp 1 người, anh ta hay cô ta, có những cử chỉ, những tính cách, gợi nhớ cho bạn về một người khác, một người cũ trong quá khứ, một vết thương, một nỗi đau...mà tới tận giờ đây, bạn vẫn nhói đau khi chạm vào. Là bạn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nỗi đau?

Và có khi nào ít nhất một phần trong họ khiến bạn ghen tỵ với họ? Họ có điều bạn muốn. Họ lấy ý tưởng bạn đang ấp ủ trong đầu và thực hiện nó trước. Họ làm một điều gì đó giỏi hơn bạn.


Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Viết cho Việt Nam năm 2021



10 giờ đêm, ngày 23 tháng 8 năm 2021, Hà Nội bước vào giãn cách lần thứ 3, mình chỉ có thể theo dõi những tin tức qua báo chí và tin tức, bên cạnh sự căng thẳng của chính trị và chiến tranh nội chiến trên thế giới,  câu hỏi về dịch bệnh từ Sài Gòn ra Hà Nội; từ Việt Nam tới Ấn Độ, Cuba,.... Cô bạn mình làm tình nguyện ở Sài Gòn, đã mấy tháng rồi, cứ xoay quanh xét nghiệm với vaccin mà không biết bao giờ Sài Gòn mới bình yên trở lại. Cô bạn khác thì quê Hải Phòng mà giờ không được về quê, đã mấy tháng rồi vẫn  cứ ở yên trong Nam, không về được quê mà cũng chẳng được đi đâu, và vùng quê nhỏ bé yên bình Thành Nam của mình vẫn như một vùng cách biệt mà người ta cũng chẳng nỡ phá vỡ cái sự quy củ yên bình ấy.... Trong cùng đất nước còn thế thì nói đâu xa đến những người ở xa xứ ở một đất nước khác muốn trở về, không có chuyến bay thương mại, hàng loạt khai báo thủ tục và nỗi sợ bị kì thị đổ tội, sự khác biệt về quan điểm sống và suy nghĩ.....

Mình vẫn thường tự hỏi, những chuyến dã chiến như vậy, đến bao giờ mới kết thúc, ban đầu người ta còn có thể hi vọng, ở một đất nước khác, trong một thành phố khác, còn có cơ hội sống sót mà không có dịch bệnh hay bệnh tật. Nhưng đã gần 2 năm trôi qua rồi, liệu ước muốn ấy có còn là hiện thực nữa không? Và tương lai còn mấy cái mấy năm khác nữa, thì liệu cứ cách ly tập trung, rồi giãn cách xã hội có tác dụng không? 

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

FORREST GUMP: CẦN BAO NHIÊU TRÍ TUỆ CHO MỘT CUỘC ĐỜI HẠNH PHÚC?

“ - Tại sao anh lại chạy vậy, anh chạy vì hòa bình thế giới chăng? Anh làm điều này vì những người vô gia cư à? Hay anh chạy vì quyền phụ nữ? Hay là vì môi trường? Hay vì động vật?
- Chỉ là tôi thấy thích chạy thôi!”


Những năm 80, 90 của thế kỉ XX, trào lưu “phản trí” (Anti-intellectualism) bắt đầu nhen nhóm tại Hoa Kỳ, khởi nguồn từ cuốn sách đoạt giải Pulitzer có tựa đề “Anti-intellectualism in American Life” (1963) của nhà sử học Richard Hofstadter. Trong tác phẩm của mình, Richard Hofstadter đã đưa ra khái niệm về tư tưởng “phản trí” của một nhóm trung lưu chống lại các đặc quyền của tầng lớp “élite” (tinh hoa) của Mỹ thời điểm đó. 

Đó là xu hướng chống lại các học thuyết hiện đại đang ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và rườm rà, đến gần với sự “tối giản hóa” trong tư duy để nhìn nhận lại sự vận động của lịch sử văn hóa và xã hội Mỹ một cách đơn giản, nhẹ nhàng và nguyên sơ nhất.

Cùng với trào lưu này, những năm 80 của thế kỉ trước, các nhà làm phim của Hollywood đã nắm bắt rất nhanh tư duy của thời đại, một loạt các tác phẩm thuộc thể loại “Anti-intellectual movies” (Điện ảnh phản trí) đã ra đời trong giai đoạn này như: The Shawshank Redemption, Pulp Fiction… và tiêu biểu hơn tất cả, đó chính là Forrest Gump.


Forrest Gump là bộ phim điện ảnh của đạo diễn Robert Zemeckis được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của Winston Groom. Phim được công chiếu lần đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1994, với sự tham gia diễn xuất của các ngôi sao: Tom Hanks (vai Forrest Gmp), Robin Wright (vai Jenny Curran), Gary Sinise (vai Trung úy Dan), Mykelti Williamson (vai Bubba) và Sally Field (vai mẹ Forrest) .



Phim là câu chuyện về cuộc đời của cậu bé Forrest Gump bị thiểu năng trí tuệ, đứa con trai tội nghiệp của người mẹ đơn thân tại vùng Greenbow, Alabama nước Mỹ. Câu chuyện trải dài từ khi cậu còn nhỏ tới khi trung niên và trở thành một người cha. Với chỉ số IQ bằng 75 và các khớp xương cột sống bị cong vẹo, phải sử dụng nẹp chân để di chuyển nên thời đi học, Gump bị bạn bè xa lánh, giễu cợt, thậm chí bị tấn công. Tuy nhiên, với trí tuệ ngây thơ, đơn giản, cùng sự yêu thương của người mẹ, và một trái tim nhân hậu, Gump đã biến những bi kịch đời mình thành những giá trị lớn lao, anh tạo ra những kì tích từ chính những điều vô cùng bình thường, bé nhỏ, mà anh có.

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Tình yêu chốn đô thị - Đi tìm tình yêu hay tìm chính mình [ review phim]

 



























Lovestruck in the City hay Tình yêu chốn đô thị là bộ phim truyền hình nói về tình yêu của những người trẻ, những người sống ở đô thị đông đúc, ngày ngày ăn mặc thời trang làm những công việc thời thượng, công sở. 

Bộ phim đã tạo được sức hút với dàn diễn viên nổi tiếng và nó cũng có sự tham gia của đạo diễn Park Shin-Woo, người đã tạo nên tác phẩm "Điên thì có sao" và nhà biên kịch, Jung Hyun-Jung, người đã viết những bộ phim truyền hình nổi tiếng như "Đó là lần đầu tiên" và "Phụ lục tình yêu".

Bộ phim xoay quanh 6 con người sống ở Seoul tương ứng với 3 cặp đôi từng yêu nhau trong quá khứ. 

Họ có cuộc sống bình thường với những chuyện tình, quan điểm về tình yêu vô cùng bình thường nhưng lại  thu hút. Ngoài những cảnh quay lãng mạng, hình ảnh đẹp, phong cách thời trang, yếu tố thời thượng tình một đêm, du lịch, sự nghiệp, khởi nghiệp,.... cách câu chuyện được kể cũng rất thú vị mới lạ, đan xen giữa phỏng vấn và phim giữa thực tại và hồi tưởng, vì nội dung tâm lý nhân vật cũng rất hay ho và này nọ. 

Đây đơn giản là câu chuyện tình yêu, nhưng cũng là câu chuyện về sự khác biệt của mỗi cá nhân, mà mỗi nhân vật nữ trong câu chuyện lại là một điểm hấp dẫn với tính cách và con người khác hẳn nhau. 

YOON SEON-AH/LEE EUN-OH ( được đóng bởi Kim Ji-Won) nữ chính của phim.

Lee Eun Oh là một phụ nữ bình thường, hiền lành ngốc nghếch vì biến cố bị chồng chưa cưới phản bội và mất việc, đã quyết định đi du lịch, lấy tên mới và biến bản thân thành Yun Seon Ah tự do và tự tại. Cô ấy đi đến một nơi xa xôi do thôi thúc và yêu Jae-won dưới thân phận mới này. Seon A hoạt bát, năng động, luôn tươi cười, chủ động, điên rồ kiểu cô gái du mục phóng khoáng, quả quyết, gần như đối lập với hình ảnh Lee Eun O “bình thường”. Jae won yêu cô gái này, mạnh mẽ, sôi nổi, dũng cảm, như ánh mặt trời ở biển cả, nơi hai người đã gặp nhau. 

Park Jae Won (Ji Chang Wok) nam chính của phim, hình ảnh nam thần tỏa sáng không thể lu mờ, ngoài đời ai cũng sẽ say mê anh chàng như điếu đổ, đẹp trai, tài giỏi, thông minh, giàu có, thành đạt,.... anh chàng chẳng thiếu một thứ gì, thậm chí anh chàng còn chẳng mắc chứng bệnh tâm lý nào cho ra dáng mấy anh tổng tài rồi nam chính tiểu thuyết cả. Điều duy nhất vô lý nhưng cũng là vấn đề của anh ta, đó là một người quá lãng mạn si tình, anh ta không thể quên một người phụ nữ nào đó, vì vậy anh nghiện rượu và thường xuyên say bí tỉ chẳng biết gì nữa cả. 

Park Jae Won, chúng ta cũng tìm thấy sự đồng cảm ở anh, cảm giác bị phản bội, cảm giác bị lừa dối, cảm giác bị bỏ rơi, cảm giác đau khổ, tuyệt vọng rồi lại bình tĩnh và tỏ ra rằng mọi thứ vẫn ổn. 

Trong khi kể câu chuyện rằng sự chờ đợi đã trở thành một thói quen, anh ấy cũng thể hiện sự khao khát ngày càng lớn, hỏi những câu hỏi với nước mắt và khuôn mặt buồn bã, “Bạn sống tốt chứ? Có thật không?". Anh ấy cũng bình tĩnh thể hiện cảm xúc bị tổn thương của mình, nói, “Tôi đang bị hủy hoại mỗi ngày,” anh ấy rơi nước mắt đau khổ và buồn bã, nói, “Tại sao cô ấy không liên lạc với tôi? Em sẽ biến mất một lần nữa. Đừng đi.". 

Ai có thể từ chối một người hoàn hảo đến vậy? 

Có đó, người sợ rằng mình không đủ xứng với anh. 

Anh quá hoàn hảo đối với Eun Oh, nên cô chỉ coi đó như một giấc mơ thoáng qua giữa mùa hè mà không dám bước tới bên anh. 

Giống như chúng ta, trong cuộc sống bình thường này, chỉ dám thương thầm yêu thầm một ai đó mà ta cho rằng quá tốt so với chúng ta. 

Giống như chúng ta, trong cuộc sống vội vã này, ta vội vã đi qua nhau, nhanh chóng lãng quên nhau và tất cả chỉ còn là kỉ niệm một tình yêu. 

Giống như việc chúng ta đôi khi cũng làm như vậy, tự nhủ, quên đi tất cả quá khứ, ta sẽ trở thành một phiên bản mới và làm lại từ đầu, nhưng con người khi đó có thực là cô ấy không và dù thay đổi môi trường, nhưng con người bên trong vẫn là chúng ta, thì chúng ta có thoát khỏi những vấn đề của bản thân mình để bắt đầu không? Cô xấu hổ để thừa nhận những mất mát và thất bại với bạn bè của mình, cũng xấu hổ và sợ hãi để bước tới một tình yêu. Có lẽ với cô, dũng cảm thừa nhận những điểm yếu, những mặt xấu hổ của bản thân là điều khó khăn nhất.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Soul linh hồn đi lạc 22, khi ước mơ không phải để theo đuổi [ review phim]









Soul là một bộ phim rất đỗi nhẹ nhàng, tựa như một bản nhạc Jazz . Bản nhạc Jazz ngẫu hứng như chính là nó vậy, cất lên từ cuộc sống và vì cuộc sống, không khuôn phép, không giáo án định sẵn. 

Soul nhắc nhở chúng ta với sự quyến rũ và độc đáo tuyệt vời rằng điều cơ bản là tận dụng thời gian để hưởng thụ cuộc sống và sống với tốc độ tối đa, thay vì mắc kẹt trong những niềm tin đôi khi ảo tưởng và sai lầm

Nội dung của Soul – Cuộc Sống Nhiệm Màu

Soul là một bộ phim hoạt hình ca nhạc do Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phân phối,  bởi đạo diễn bởi Pete Docter ( người đã rất thành công ở cả 3 bộ phim đầu tiên: Monsters Inc, Up và Inside Out) và đồng đạo diễn bởi Kemp Powers (người đã góp công khiến nhân vật gốc phi Joe hiện lên đầy chân thực và sống động). 

“Về cơ bản, tôi cảm thấy mình sinh ra để làm phim hoạt hình nhưng có những ngày tôi tự hỏi, ‘Thật sao? Phim hoạt hình? Đây có thực sự là điều tôi phải làm với quỹ thời gian có hạn của mình trên Trái Đất không?’
Trên thực tế, trong những thời điểm đen tối gần đây, tôi tự hỏi bản thân về những điều này. Nếu được lựa chọn, tôi có quyết định sinh ra và sống không? Thực sự, chính suy nghĩ đó, cuộc đấu tranh đó, đã trở thành cốt lõi của bộ phim Soul.”

Soul thông qua câu chuyện về một linh hồn không muốn sống gặp một linh hồn không muốn chết để thể hiện một cách ấn tượng quan điểm về nhân sinh và lẽ sống. 

Soul – Cuộc Sống Nhiệm Màu xoay quanh câu chuyện về một giáo viên trung học dạy nhạc tên là Joe Gardner (Jamie Foxx). Với tình yêu được ấp ủ bao lâu nay cùng niềm đam mê mãnh liệt dành cho nhạc Jazz, Joe luôn khao khát theo đuổi ước mơ trở thành một người nhạc sĩ thực thụ. Thế nhưng, vào lúc anh quyết định nghỉ việc và chuẩn bị cho giấc mơ âm nhạc của mình thì một tai nạn bất ngờ lại xảy ra. Linh hồn của Joe Gardner bị tách rời khỏi thể xác và đến với một thế giới mới.

Được xem như là một trung tâm bồi dưỡng, những linh hồn nơi đây được rèn luyện về nhân cách, suy nghĩ và cả những tật xấu trước khi đến với thế giới loài người. Ở đây, Joe Gardner vô tình gặp được một linh hồn mang số hiệu 22 (Tina Fey) – tâm hồn của một người không còn cảm nhận được ý nghĩa của việc tồn tại trên Trái Đất. Cả hai cùng kết thân với nhau và tìm cách đưa linh hồn Joe trở về với thân xác trước khi quá muộn. 


Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

[Góc lang thang tâm lý - chia sẻ bình an] Lắng nghe chính mình

Cách để lắng nghe chính bản thân mình, một chủ đề khá hay để phát triển bản thân và kết nối với tinh thần bản thể mà vô tình mình biết được khi anh Trí được đề cử WeChoice và lúc này mình mới phát hiện ra, anh là tác giả của rất nhiều dự án mà mình biết. Mình thực sự khâm phục cách nghĩ và cách làm của anh, cá nhân mình vẫn chỉ là một người đang trên con đường tìm kiếm và phát triển bản thân, nên mình quyết định ghi chép lại những chia sẻ ấy với những trải nghiệm của bản thân như một học viên.

Mình tin, nếu bài viết này hay video này vô tình đến được với bạn, thì nó thực sự sẽ rất có ích cho mỗi người để phát triển bản thân. 

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Mắc kẹt ở Paris, 2020 - Nhật kí du học

Nhật kí bắt đầu từ  những tháng ngày đại dịch, lúc ấy, mình không hề có ý định public bài viết này, mình ghi nhật kí chỉ đơn giản đó vẫn là thói quen từ nhỏ mỗi khi có chuyện gì, buồn vui sướng khổ mình đều ghi chép lại để thỏa nỗi lòng, vì mình không kể cho ai nghe được. 

Sau này mình càng không muốn gia đình hay người thân phải lo lắng nhưng giờ đây đọc lại, mình chợt nhận ra, con người luôn có những khoảnh khắc tốt đẹp và tồi tệ, cũng chẳng có gì khiến mình phải sợ hãi cả. 

Câu chuyện đã là quá khứ mà giờ đọc lại, mình vẫn thấy sự khủng hoảng và panique của thời gian đó, vì vậy mình vẫn tôn trọng những cảm xúc khi đó, vì nó còn đáng nhớ hơn là sự vô cảm. 

Và trên hết, đó là một phần của mình, một phần của quá khứ, khi mà mình giờ đây vẫn đang "mắc kẹt" không biết đi đâu của tuổi 25 chênh vênh. 


Tôi hay tưởng tượng rằng nếu ai đó tình cờ cầm đọc cuốn journal của mình thì họ cũng thấy hình ảnh một cô gái bình thường, có nhiều khiếm khuyết nhưng nghị lực, cố gắng tìm hiểu và thay đổi bản thân cho tốt hơn mỗi ngày. Và điều này thì chẳng có gì đáng xấu hổ hay cần phải che giấu cả.  
Câu nói truyền động lực cho mình rất nhiều để có động lực và mạnh mẽ hơn của chị Chi Nguyễn 
Vì vậy, mình cũng mong rằng, bài viết này có thể truyền động lực đến một ai đó. Rằng những vấn đề của bạn là điều rất bình thường. Và việc tập suy nghĩ, viết lách, ghi chép hàng ngày có tác dụng như thế nào.

Tuy nhiên, trong bài viết này, mình cũng chưa biết cách viết rõ ràng mà khá lộn xộn trong cảm xúc, mà sau này mình có tìm được những cách thích hợp để biến viết lách thành một cách chữa lành

Link:

2020 là một phép thử, cũng là một sự cản trở để mình thấy cần sống bình tĩnh lại, cần nhận ra những vấn đề của bản thân, nhận ra những khó khăn và cả những điều tốt đẹp. Đó là một bài học, mà một trong số đó về sức khỏe tinh thần mình thấy được, đó là thay vì cố gắng tìm kiếm những niềm vui bên ngoài thì mình phải tự tìm kiếm những niềm vui từ bên trong. Thay vì trông chờ một ai đó giải quyết những rắc rối của bản thân, trông chờ ai đó yêu thương quan tâm bạn, trông chờ ai đó thấu hiểu sẻ chia, thì chính mình phải làm được những điều đó trước đã. Thay vì luôn lo lắng, tính toán kĩ lưỡng từng mục tiêu phải đạt được, từng việc phải làm thì hãy cho bản thân được nghỉ, được yếu đuối, như bạn mình vẫn kêu rằng mình hãy để cho nó qua đi, đừng mãi để tâm hay chôn chân ở khoảng kẹt đó nữa, laisse tomber! 



Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

2020 khắc nghiệt? - Lời hồi đáp của tự nhiên

Năm 2020 là một năm đáng nhớ trong lịch sử nhân loại, gần như cả một năm trời, cuộc sống của nhân loại chỉ xoay quanh việc chống dịch và chung sống trong cơn khủng hoảng dịch bệnh kéo theo khủng hoảng kinh tế, chính trị,.... Và kết thúc mùa hè tưởng tươi sáng lại, là sự bùng dịch lần thứ hai, Châu Âu quay cuồng trong dịch bệnh cùng với sự bất ổn, giết người, cướp bóc, trộm cướp, đe dọa khủng bố..... 

Mình đang viết những dòng này trong đêm 31/12/2020 và hoàn thiện nó vào ngày 1/1/2021. Trên newsfeed ngập tràn những màn tiễn biệt 2020 không hối tiếc, ai cũng hi vọng chờ đợi vào một năm mới yên ổn hơn, tốt đẹp hơn. Có lẽ 2020 mãi là một con số đáng nhớ với những công dân sống trong thời đại này. 

Dịch bệnh khiến cho 2020 là một năm ngủ đông, chúng ta bị tước đi tự do, chúng ta phải tìm niềm vui hạnh phúc trong chính bản thân mình thay vì bên ngoài, chúng ta sống trong nỗi sợ hãi, trong nỗi lo lắng.....

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Sự quyến rũ của phim ảnh

Emily In Paris đang là bộ phim bùng nổ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Pháp, hastag Emily in in reality rầm rộ trên các mạng xã hội. Giữa những luồng ý kiến chê bai series này đến thậm tệ thì đa phần những người trẻ say như điếu đổ trước vẻ đẹp, sự thơ mộng, nhẹ nhàng của bộ phim, và dù bị ghét hay không, không thể phủ nhận Emily đang làm mưa làm gió trên màn ảnh lẫn đời thực. 

Từ đó câu hỏi mình đặt ra là, tại sao chúng ta xem phim? Tại sao dù ghét chúng ta vẫn ngấu nghiến những series truyền hình lê thê hàng chục tập? Tại sao chúng ta lại nghiện phim ảnh? Điều gì hấp dẫn đến vậy trong những thước phim này?




Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Little women Nỗi sợ, tình yêu và tự do


Xin hãy chiến đấu mạnh mẽ đến cùng và đừng ra đi lặng lẽ

Tớ hạnh phúc với hiện tại và tớ quá yêu sự tự do của mình nên sẽ không vội gì mà từ bỏ nó.

Con cô đơn quá Jo!

Con cần được yêu, con muốn được yêu 

Điều đó không giống như con yêu ai đó 

Con biết 

Nhưng con cũng quá cô đơn I am so lonely

Little women được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Louisa May Alcott. Bộ phim chứa đựng một “không gian nữ tính” (female space) của những cô gái nhà March trong thời gian của cuộc Nội chiến Mỹ, tại thị trấn nhỏ Concord thuộc bang miền Bắc Massachusetts. 

Đó là câu chuyện về những ganh đua, hiềm khích giữa các chị em gái, là tình yêu gia đình, là khao khát hạnh phúc, và sự vật vã tìm chỗ đứng trong xã hội nam trị của những người phụ nữ không chỉ có trái tim yêu thương mà còn có trí óc và khao khát cá nhân riêng biệt.

Trong bốn phiên bản điện ảnh nổi bật nhất cùng nhiều phiên bản truyền hình khác, Little Women phiên bản năm 2019 có lẽ là bộ phim xuất sắc nhất, gây ấn tượng nhất từ dàn diễn viên hoàn hảo cho đến kịch bản táo bạo

“Tham vọng của phụ nữ thay đổi theo thời kỳ nhưng mưu cầu có được hạnh phúc riêng vẫn còn đó và họ xứng đáng đạt được”.

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Thư gửi tuổi 27 trước miền khủng hoảng


Chào cậu, tuổi 27, vốn dĩ mình không định viết thư gửi cậu nữa rồi. 

Chắc cậu cũng hiểu tại sao mình lại làm vậy, không phải vì mình lười nữa đâu, mà vì càng lớn mình càng im lặng, càng ít kêu ca phàn nàn mà tự cân nhắc, tự chịu đựng, tự chấp nhận, tự cân bằng và tự làm. Mình nghĩ, những người trưởng thành khác cũng giống mình thế thôi! 

Vậy nên mình ở hiện tại, chẳng biết phải nói gì cùng cậu, vì mình chẳng còn vô tư như cô bé trẻ thơ ngồi tỉ tê tâm sự những điều của tuổi 13, cũng chẳng còn là thiếu nữ tuổi 18 phấn khích phải chia sẻ bằng được với cậu một câu chuyện, xin một vài lời khuyên, cũng chẳng phải là mình của tuổi 22 háo thắng muốn chứng tỏ bản thân, muốn cậu phải trả lời mình của sau này hạnh phúc như thế nào, cuộc sống tốt ra sao, lựa chọn có đúng không...... Mình cũng đang ở độ tuổi của 25 chênh vênh, không biết tương lai ra sao, mình vừa đang bận rộn tìm đường cho chính bản thân mình, vừa thấy bản thân vô tâm vô tư vừa âu lo suy nghĩ. 

Mình có nhạt nhẽo đi không? Hay thế giới của người lớn, vốn nhạt màu và phức tạp như vậy? Mình sợ cậu của tuổi 27, sẽ bộn bề lo lắng, rồi cậu của tuổi 30 sẽ thấy thất vọng hay không cảm xúc vì hạnh phúc không như ý muốn. 

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Vượt qua sự kì vọng ở nơi người bạn yêu thương

Tháng 4 năm 2020. 

Những ngày dịch bệnh, trong nhà, với những bức tường, thi thoảng tự nhìn ra ngoài nắng, cuộc sống chậm lại với những người bị giam cầm như tui, nhưng lại vun vút trôi với những người đang phải đương đầu với cuộc chiến này.

Đây có lẽ là khoảng lặng tuyệt đẹp, để chúng ta nhìn nhận lại bản thân, những vấn đề, và tĩnh lặng cho sự chữa lành chăng. 

Hôm rồi, giữa tâm điểm cao trào của dịch bệnh, tui có gọi điện cho mấy anh em, mỗi người một nơi, và chẳng ai dám có ý định về nhà trong tình hình này cả, đúng nghĩa ai ở đâu ở yên đó, tui ở Paris, anh tui ở Đà Nẵng, một em tui thì ở Sài Gòn, một em thì Hà Nội, một em thì bên Úc. Chẳng biết bao giờ chúng tui mới được về, được gặp nhau nữa.

Sau cuộc nói chuyện, em tui có viết một bài về anh tui, mà đọc xong tui thực thấy xúc động, có lẽ anh tui phải hạnh phúc và ngại ngùng lắm, khi được trở thành nhân vật trung tâm trong cuộc sống của bao nhiêu người trong gia đình tui. Nhưng thôi, biết sao được, có những người sinh ra đã là để nổi tiếng rồi, mong anh tui có thể tận hưởng hào quanh hạnh phúc ấy. Còn nếu anh có không muốn, anh có bỏ lơ mà không quan tâm, thì cũng không sao, tui hiểu mà.

Ừ, tui hiểu và yên tâm, tui đã trưởng thành rồi, tui đã không còn ương bướng như trước nữa.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Tại sao tôi lại lựa chọn du học ?

Mình định bắt đầu viết từ những ngày còn ở Việt Nam, vậy mà giờ ở trên đất Pháp, vật lộn nhẹ với những ngày đầu xong, mình mới bắt đầu được những con chữ đầu tiên. Không biết thời gian vậy là qua nhanh hay chậm nữa :)

Điều đầu tiên mình phải nói là, giờ đây, ra nước ngoài sống hay học hay làm việc không còn là điều xa lạ nữa, tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn trong lựa chọn và chuẩn bị, nhưng cuối cùng, việc du lịch hay sống ở nước ngoài, là một điều không còn giàu có mới làm được, đặc biệt ở các thành phố lớn, kể cả khi bạn không giàu (kể cả nghèo, cũng rất nhiều gia đình vay tiền để con cái đi làm, đi học, dành dụm để đi chơi du lịch), kể cả khi bạn không biết ngoại ngữ ( có những cộng đồng, người bảo lãnh, và dịch vụ, trung tâm chăm lo cho những cô bé cậu bé ở nước khác). Nhìn chung, mình nghĩ, đi hay ở quê hương, giờ chỉ còn là lựa chọn mà thôi, có đáng không, có nên không, có đúng không...vv.... 

Và quay về vấn đề lựa chọn, mình cũng tự hỏi, mình có nên làm vậy không, câu hỏi rất nhiều lần, thậm chí cho đến khi có kết quả visa, mình vẫn phân vân  như vậy, vì mình hiểu cuộc sống không dễ dàng khi bắt đầu lại, ở một nơi mình không là gì cả, với những trở ngại ngôn ngữ, văn hóa, tiền bạc và cũng như việc mình phải từ bỏ những thứ mình đang có, mình đang sở hữu ở Việt Nam. Giờ đây, mình nghĩ, mình có 1 câu trả lời đầy đủ hơn để viết về những trải nghiệm của mình.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

[Góc lang thang tâm lý] Làm gì trong nỗi đau?




Câu nói mình thấy cần khắc cốt nhất là "biết tha thứ", trẻ con cũng cần biết tha thứ cho người lớn, người lớn cũng cần biết tha thứ cho nhau. Có những đứa trẻ, ôm mãi nỗi đau của cha mẹ chúng, của gia đình chúng, mãi mãi KHÔNG MUỐN THOÁT RA NỖI ĐAU ẤY, chúng làm đau mình để trừng phạt người chúng yêu thương, để trừng phạt chính chúng, và dần dần, chúng chẳng còn nghĩ ra ngoài cách nghĩ ấy, những suy nghĩ tự động, những thói quen, những cảm xúc bản năng, sự xoa dịu..... chúng không còn nhìn thấy CON ĐƯỜNG KHÁC.  Lại có những đứa trẻ, mong manh khác, chọn cách NỔI LOẠN ĐỂ ĐI RA KHỎI NỖI ĐAU ẤY, chúng để mặc cho phần mong manh bé nhỏ, cho đứa trẻ bên trong chúng chết đi, và tìm đến những con đường khác, khi không một lần nhìn lại nỗi đau. Chúng CHẠY khi chưa cả kịp KHÓC cho nỗi đau lần trước bị ngã.

Và hơn hết, đó chính là THA THỨ CHO CHÍNH MÌNH. Không phải lỗi của bạn, khi gia đình bạn không hạnh phúc, khi xã hội này không tốt đẹp, khi thế giới này không ngập tràn niềm vui, ..... và khi chính bạn không được như ước muốn, của bạn, của người khác, thì đó cũng mãi mãi KHÔNG PHẢI LỖI CỦA BẠN.

Tuần rồi, mình có cơ hội tham gia một buổi học về stress, thú thực buổi học khiến mình phải suy nghĩ nhiều về việc mình có đang định kiến và mình phải mở lòng như nào với các cơ hội, vì buổi học khiến mình bất ngờ theo cách mà mình cảm thấy, khơi gợi nhiều thứ hơn mình nghĩ.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Good Will Hunting - Cái giá để làm người tốt

Hội chứng người tốt, sống vì kì vọng của bản thân và kì vọng của người khác, dễ chịu hay đau khổ?

Bộ phim “Good Will Hunting” được đề cử dành cho các sinh viên học tâm lý và những người trẻ, những người đang đứng giữa ranh giới lựa chọn giữa thành công sự nghiệp hay tình cảm, những người đang băn khoăn không biết giá trị bản thân là gì, ý nghĩa cuộc đời là gì.

Chính kịch (1997)

Chủ đề: Tâm lý học xã hội và tâm lý học phát triển, điều trị, năng khiếu.

Diễn viên: Ben Affleck, Matt Damon, Robin Williams, Minnie Driver




Đối với tôi, cái tên bộ phim cũng rất đặc biệt, từng chữ một. Hunting gợi đến hình ảnh của chiến đấu, nghị lực, tinh thần. Will gợi đến tương lai, hi vọng. Good gợi đến điều tốt đẹp, thuộc về bản chất. 

Tôi thực sự liệt kê Good Will Hunting vào một trong những bộ phim làm thay đổi cuộc đời một cá nhân vậy, tôi sẽ nói về phim dưới góc nhìn tâm lý nhiều hơn. 

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Đuổi theo mục tiêu cuộc đời, đâu là đủ?


Tôi viết bài này sau khi đọc được 1 bài viết: TÂM SỰ TUỔI 37: LÚC CÒN TRẺ, TÔI LUÔN CHO RẰNG KIẾM TIỀN LÀ TẤT CẢ, GIỜ GIÀ RỒI, PHÁT HIỆN RA CÂU NÓI NÀY KHÔNG HỀ SAI MỘT CHÚT NÀO, trích đoạn "Càng là tuổi trẻ càng phải nỗ lực kiếm tiền. Không phải bởi vì một cuộc sống xa hoa phú quí, cũng chẳng phải là để hưởng thụ. Mà là bởi có một ngày, bạn tự tin nói rằng, mình có thể sống một cuộc sống tốt hơn. Bạn cũng có thể tự tin nói với người thân gia đình, mọi người yên tâm, đừng sợ gì cả, tất cả đã có bạn."


Đôi khi tôi thấy chúng ta như những chú cún cứ cố chạy mãi, chạy mãi, chạy vòng vòng, chỉ để liếm láp được chính cái đuôi của mình.


Tất nhiên cuộc đời mỗi chúng ta có những nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ khác nhau và vì vậy, chúng ta quan niệm và lựa chọn khác nhau. Nhưng tôi nhất quyết không đồng tình với suy nghĩ kia.


Nhưng cuộc đời cứ mãi chạy theo những mong muốn đó, suy nghĩ rằng kiếm được nhiều tiền cũng như học giỏi hơn để có nhiều lựa chọn hơn, để tự lo cho mình, để người thân không lo lắng...vv.... ĐIỀU ĐÓ BAO GIỜ MỚI ĐỦ? Giỏi đến thế nào là ĐỦ? Đỗ trường đại học nào là ĐỦ? Kiếm được bao tiền mới là ĐỦ? Thăng tiến đến đâu mới là ĐỦ? Đủ để không thấy ĐAU KHỔ? ĐỦ để HẠNH PHÚC?


Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

[Cảm nhận phim] LẬP DỊ (PHẦN 1) - Atypical (Season 1)

LẬP DỊ (PHẦN 1) - Atypical (Season 1) (2017)

Quốc gia:Mỹ
Năm: 2017
Ngày khởi chiếu:15/8/2017
Thời lượng:30 phút/tập
Số tập:8 tập

Hình ảnh có liên quan


Trước khi bắt đầu với bộ phim này của Netflix, thực ra mình muốn hỏi là, tại sao bạn lại lựa chọn nó? 

Bạn có cảm thấy mình "khác người", hay bạn muốn hiểu hơn về sự "khác thường"? Hay bạn, chính bạn đó, đang muốn tìm cho bản thân, cho người thân một hi vọng, một giải pháp...?

Nếu có, thì chúc mừng, series này xứng đáng để bạn dành thời gian xem. Mình tin, mỗi người chúng ta sẽ có câu trả lời và rút ra được những bài học cần thiết. 

Nếu bạn cảm thấy kì lạ, khi bản thân bạn lại quan tâm tới chủ đề này, thì mình khẳng định, chẳng có gì là kì lạ cả. Nếu bạn là một người bình thường như bao người khác, thì cảm ơn bạn vì đã có một trái tim ấm áp, một tâm hồn đủ nhạy cảm để quan tâm tới những người xung quanh và cả những số phận dễ bị tổn thương. Nếu bạn là một atypical, hay có người thân như vậy, thì mình sẽ cổ vũ bạn, vì chặng đường chúng ta đi là một chặng đường dài, dù khó khăn nhưng chắc chắn là kính vạn hoa, với nụ cười và nước mắt!

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Thư gửi tôi của năm 25 tuổi_Tôi đang trưởng thành?



con gái, tương lai

Chào tôi năm 25 tuổi.

Chắc bạn sẽ ngạc nhiên lắm khi tôi viết cho bạn? Tôi thường đọc những bức thư như vậy trong quá khứ, và tôi chỉ cười, nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm thế. Một phần vì tôi trốn tránh chính mình, nhưng hôm nay, tôi nghĩ mình đang dần nhìn vào trong con người mình và tôi nghĩ tôi đã bắt đầu đi trên con đường  trưởng thành của mình rồi, bạn đồng ý không, khi đọc lá thư này, hãy trả lời cho tôi nhé.