Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Chuyến đi một mình đầu tiên - Đền Gióng, Sóc Sơn

Tôi nhớ mình đã từng được đọc một quan niệm về thời gian: thời gian được đo bằng những lần đầu tiên, đó là cột mốc để chúng ta ước định thời gian của mình, những dấu mốc trên cả một chặng hành chính dài.

Chuyến đi đầu tiên một mình của tôi, mà không chỉ đơn giản là ngồi bus vi vu hay lượn xe trên phố, đó phải là gần 1 năm trước, khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu lên cho mình 1 list danh sách các địa điểm tôi muốn và có thể khám phá. Tới hiện giờ, tôi vẫn chưa đi hết, thú vị là vậy, và dù chuyến đi đầu tiên độc lập ấy mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc, nhưng trong gần 1 năm tiếp, list của tôi vẫn dang dở và tôi không viết được, như tôi đã hứa với 1 người bạn, tôi để mình chìm trong những mục tiêu phải làm, nỗi sợ ưu tiên, tốn thời gian...

Hôm nay, sau khi đọc xong "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" của Rose Nguyễn, từ sự không hứng thú ban đầu, tôi như cảm thấy mình được truyền động lực, tôi muốn ghi lại những chuyến đi của mình, những cố gắng, những can đảm của bản thân. Hơn nữa, tôi không muốn Mozart trong tôi cũng lụi tàn quá sớm. Bố từng nói với tôi, là tôi còn trẻ con, cái nhìn về cuộc đời của tôi còn đơn giản lắm, sau này ra xã hội rồi mới thấy. Tôi đã trả lời rằng, nếu thực sự con vẫn đơn giản và thoải mái như vậy, sau khi va chạm với cuộc đời rồi, mà con vẫn có thể giữ được cái nhìn ngây thơ ấy, đó chẳng phải là điều tuyệt vời nhất sao, con thậm chí còn muốn bảo tồn sự ngây thơ ấy của con, và sau đó, bố và tôi không còn nói về chủ đề đó nữa. Nhưng sâu thẳm, bản thân tôi nói điều đó với bố, vì bản tính "luật sư" trong tôi luôn muốn phản biện, đồng thời, tôi nghiêm túc muốn bảo tồn thực sự con người mình, nhưng tôi hoàn toàn hiểu rằng, tôi sẽ thay đổi, như cách mà đến trái đất cũng vận động, đến ion cũng di chuyển, và mọi thứ tồn tại đều vậy. 

Tôi nói điều này, vì những trải nghiệm khiến tôi nhận ra nhiều hơn, vì tôi cảm thấy đồng cảm với những gì chị Rose Nguyễn viết trong sách, vì khi tôi đọc cuốn sách khi mới ra trường và giờ đây, khi đã trải qua những điều khác, tôi mới hiểu những điều tác giả viết. Quả thực, trải nghiệm là cách tốt nhất con người được học, được mở mang, giữa không làm và hành động, chỉ có 1 cái tốt mà thôi. 

Tôi cũng có tâm thế sợ hãi và lo lắng trước chuyến đi một mình của tôi, hơn hết, tôi chưa tìm được "bộ lạc" cho mình vào khi đó, những người xung quanh tôi không hiểu quan điểm và mong muốn hành động của tôi. Bản thân tôi lúc đó biết mình phải nói trước với 1 ai đó về chuyến đi để đề phòng bất trắc, mà quả thực lúc đó tôi không tìm được ai. Tôi sợ những lời can ngăn, những lời khuyên.... mà thực sự tôi không cần, vì tôi muốn làm điều đó cho tôi chứ không phải cho người khác. 

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Đuổi theo mục tiêu cuộc đời, đâu là đủ?


Tôi viết bài này sau khi đọc được 1 bài viết: TÂM SỰ TUỔI 37: LÚC CÒN TRẺ, TÔI LUÔN CHO RẰNG KIẾM TIỀN LÀ TẤT CẢ, GIỜ GIÀ RỒI, PHÁT HIỆN RA CÂU NÓI NÀY KHÔNG HỀ SAI MỘT CHÚT NÀO, trích đoạn "Càng là tuổi trẻ càng phải nỗ lực kiếm tiền. Không phải bởi vì một cuộc sống xa hoa phú quí, cũng chẳng phải là để hưởng thụ. Mà là bởi có một ngày, bạn tự tin nói rằng, mình có thể sống một cuộc sống tốt hơn. Bạn cũng có thể tự tin nói với người thân gia đình, mọi người yên tâm, đừng sợ gì cả, tất cả đã có bạn."


Đôi khi tôi thấy chúng ta như những chú cún cứ cố chạy mãi, chạy mãi, chạy vòng vòng, chỉ để liếm láp được chính cái đuôi của mình.


Tất nhiên cuộc đời mỗi chúng ta có những nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ khác nhau và vì vậy, chúng ta quan niệm và lựa chọn khác nhau. Nhưng tôi nhất quyết không đồng tình với suy nghĩ kia.


Nhưng cuộc đời cứ mãi chạy theo những mong muốn đó, suy nghĩ rằng kiếm được nhiều tiền cũng như học giỏi hơn để có nhiều lựa chọn hơn, để tự lo cho mình, để người thân không lo lắng...vv.... ĐIỀU ĐÓ BAO GIỜ MỚI ĐỦ? Giỏi đến thế nào là ĐỦ? Đỗ trường đại học nào là ĐỦ? Kiếm được bao tiền mới là ĐỦ? Thăng tiến đến đâu mới là ĐỦ? Đủ để không thấy ĐAU KHỔ? ĐỦ để HẠNH PHÚC?


Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Giết con chim nhại

Kết quả hình ảnh cho giết con chim nhại

"Để cho trẻ em không được chuẩn bị và bị quăng vào một xã hội phi nhân, chính là giết chim nhại hàng loạt, và chính là một tội ác. Mà không chỉ trẻ con mới cần một thế giới nhân văn."

Mình đã mang theo cuốn sách này trong lần leo núi đầu tiên một mình của mình, ngồi giữa đỉnh đền và đọc, trong những cơn gió mạnh đến muốn lật sách, như những cơn gió rất mạnh đang vẫy vùng trong trang sách, trong câu chuyện mà cô bé Scout đang kể.