Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

Tâm lý học [ Giới thiệu sách]

Muốn học về tâm lý học, hiểu về tâm lý,  muốn tìm hiểu về con người, nhưng không biết bắt đầu ở đâu, quá nhiều trường phái, cách tiếp cận tâm lý con người, sợ rằng mình sẽ hiểu sai hay kiến thức đưa ra không chuẩn xác....? 

Từ một số câu hỏi của một vài người hỏi mình, mình quyết định tổng hợp lại một số sách cơ bản về tâm lý học, dành cho những ai yêu thích tâm lý, thích tìm hiểu về con người. 

I. Về tâm lý học nói chung

- Tâm lý học 

Tâm Lí Học - Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn  (NXB Đông Á 2019)

Đây là cuốn sách khá mới mình cũng chưa được đọc nhưng nhìn qua nội dung sách, mình thấy đây là một công trình tổng hợp kì công, cùng với hình ảnh và các lý thuyết cũng khá chuyên ngành .

Cuốn sách nằm trong bộ 3 cuốn Triết học  - Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn , Chính trị  - Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn và Tâm Lí Học - Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn, đều là những cuốn sách được nghiên cứu tổng hợp kì công. Sắp tới Đông A cũng thấy có dự định xuất bản hệ thống các cuốn Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn của tôn giáo, kinh tế học, kinh doanh .... 

Với văn phong dễ hiểu và sáng sủa, Tâm lí học – Khái lược những tư tưởng lớn là tập hợp những bài viết ngắn gọn hàm súc giải thích rõ những điều khó hiểu, những sơ đồ giúp làm sáng tỏ những lí thuyết rối rắm, những trích dẫn dễ nhớ, cùng những minh họa dí dỏm giúp chúng ta chơi đùa với những kiến thức nền tảng về tâm lí học.

Bạn mua sách nhấn vào đây

- Tâm lý học lâm sàng

NXB Tri Thức “Tâm Lý Học Lâm Sàng” (Dana Castro, 2018)

Đây là cuốn sách rất hay và nhiều kiến thức, trình bày mạch lạc, dễ hiểu về tâm lý nói chung và tâm lý lâm sàng nói riêng.

Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “tâm lý học” (psychology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của “psyché” (tâm hồn) và “logos” (khoa học). Tâm lý học, như vậy, có nghĩa là khoa học về tâm hồn, khoa học nghiên cứu tâm trí. Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.

Các hành vi mà Tâm lý học nghiên cứu liên quan đến hai phương diện cụ thể: các hành vi có tính tâm vận động (ví dụ sự phát triển của trẻ nhỏ tùy theo tuổi: tư thế của đầu, bò bằng tứ chi và đi bằng hai chân) và các chức năngtâm lý (ví dụ như sự nhận thức, ngôn ngữ, sự học tập, trí thông minh, tư duy, ký ức, động cơ, cảm xúc...). Sự mô tả và giải thích khoa học các hành vi này dựa trên một tổ hợp các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm...) và các học thuyết (Phân tâm học, Tâm lý học Nhận thức - Hành vi, Tâm lý học Xuyên văn hóa...) mà chúng ta sẽ đề cập sau.

Lịch sử và nguồn gốc của Tâm lý học lâm sàng

Từ “lâm sàng” (clinique trong tiếng Pháp hay clinical trong tiếng Anh) bắt nguồn từ từ “cliné” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “giường”. Từ này được dùng từ lâu trong Y học, để chỉ sự thăm bệnh của bác sỹ tại giường bệnh của bệnh nhân; nhờ có sự thăm bệnh lâm sàng này mà bác sỹ chẩn đoán và cho y lệnh điều trị.

Là một nhánh của Tâm lý học, một cách tổng quát, Tâm lý học Lâm sàng có mục tiêu nghiên cứu sâu xa các quá trình tâm trí của một cá nhân từ các hành vi bình thường đến bệnh lý; tiến trình này được thực hiện thông qua việc tiếp cận, gặp gỡ với cá nhân, dựa trên các trường hợp cụ thể, bằng các phương pháp chuyên biệt.

- Tâm lý học tham vấn 
Giáo Trình Tham Vấn Tâm Lý (NXB Đại Học Quốc Gia 2014) - Trần Thị Minh Đức


Cô Minh Đức là người dạy môn tâm lý học tham vấn cho tụi mình, thực sự nhờ môn học này mình mới hiểu rõ tâm lý học và các ứng dụng, tiết học của cô vẫn là những ấn tượng đầu tiên đến giờ mình vẫn nhớ rõ. Không gì hay hơn bằng việc có trực quan sinh động cho những lý thuyết trừu tượng.
Cuốn sách làm sáng tỏ tính chất khoa học của môn Tham vấn thực hành. Các khái niệm như: trợ giúp tâm lí, tư vấn, tham vấn và trị liệu tâm lí, cũng như mục tiêu, nhiệm vụ được đưa vào ngay trong chương I. Chương II trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành Tham vấn trên thế giới và ở Việt Nam, sự giao thoa của nó với một số ngành trợ giúp lân cận như Tâm lí học, Công tác xã hội, Tâm thần học. Phần giới thiệu một số quan điểm tiếp cận thân chủ trong thực hành thăm khám tâm lí con người được thể hiện trong chương III. ...


Bạn mua sách nhấn vào đây

- Tâm lý học nhân văn 

Tiến trình thành nhân - On Becoming a Person: A Therapist's View of Psychotherapy -  Carl R. Rogers

Carl Rogers, người sáng lập phong trào tâm lý nhân văn, đã cách mạng hóa liệu pháp tâm lý với khái niệm "liệu pháp lấy khách hàng làm trung tâm". Ảnh hưởng của ông đã kéo dài nhiều thập kỷ, thậm chí ảnh hưởng đó đã trở thành một phần của tâm lý học chính thống.

Điều nghịch lý gây tò mò là khi tôi chấp nhận bản thân cũng như tôi, thì tôi có thể thay đổi. - The curious paradox is that when I accept myself just as I am, then I can change.

-"Tôi thấy mình hiệu quả hơn khi tôi có thể chấp nhận lắng nghe bản thân, và có thể là chính mình. ... Tôi đã học cách trở nên thích hợp hơn trong việc lắng nghe bản thân; để tôi biết ... tôi đang cảm thấy gì cho khoảnh khắc"

- "Tôi thấy nó có giá trị to lớn khi tôi có thể cho phép mình hiểu một người khác.

Phản ứng đầu tiên của chúng ta đối với hầu hết các tuyên bố mà chúng ta nghe được từ người khác là đánh giá hoặc phán xét ngay lập tức, thay vì hiểu nó. Khi ai đó bày tỏ một số cảm giác hoặc thái độ hoặc niềm tin, xu hướng của chúng ta, gần như ngay lập tức, là cảm thấy "Đúng vậy"; hoặc "Thật là ngu ngốc"; "Thật không bình thường"; "Thật phi lý"; "Không đúng"; "Điều đó không tốt." Rất hiếm khi chúng ta cho phép mình hiểu chính xác ý nghĩa của câu nói của ông ấy đối với ông ấy. Tôi tin rằng điều này là bởi vì sự hiểu biết là rủi ro. Nếu tôi để mình thực sự hiểu một người khác, tôi có thể bị thay đổi bởi sự hiểu biết đó. Và tất cả chúng ta đều sợ thay đổi. ... Không phải là một điều dễ dàng để cho phép mình hiểu một cá nhân, để nhập triệt để và hoàn toàn và thấu cảm vào hệ quy chiếu của mình. Đó cũng là một điều hiếm thấy. "

- “Tôi đã thấy rất bổ ích khi tôi có thể chấp nhận một người khác.

Tôi đã thấy rằng thật sự chấp nhận một người khác và tình cảm của anh ấy không phải là một điều dễ dàng, hơn cả là sự thấu hiểu. Tôi thực sự có thể cho phép người khác cảm thấy thù địch với tôi không? Tôi có thể chấp nhận sự tức giận của anh ấy như một phần thực sự và chính đáng của bản thân không? Tôi có thể chấp nhận anh ấy không khi anh ấy nhìn cuộc sống và những vấn đề của nó theo một cách hoàn toàn khác với tôi? Tôi có thể chấp nhận anh ấy không khi anh ấy cảm thấy rất tích cực đối với tôi, ngưỡng mộ tôi và muốn làm mẫu cho mình? Tất cả điều này liên quan đến sự chấp nhận, và nó không đến dễ dàng. Tôi tin rằng đó là một khuôn mẫu ngày càng phổ biến trong văn hóa của chúng ta để mỗi người chúng ta tin rằng, "Mọi người khác phải cảm thấy và suy nghĩ và tin tưởng giống như tôi." Chúng tôi rất khó để cho phép con cái, cha mẹ hoặc vợ / chồng của chúng tôi cảm thấy khác với chúng tôi về các vấn đề hoặc vấn đề cụ thể. ...

Tuy nhiên, đối với tôi dường như sự tách biệt của các cá nhân, quyền của mỗi cá nhân được sử dụng kinh nghiệm của mình theo cách riêng của mình và khám phá ý nghĩa của riêng mình trong đó, - đây là một trong những tiềm năng vô giá nhất của cuộc sống.

Khi tôi có thể chấp nhận một người khác ... thì tôi đang hỗ trợ anh ấy trở thành một người ... "

- "Tôi càng cởi mở với những thực tế trong tôi và ở người khác, tôi càng ít thấy mình muốn lao vào" sửa chữa mọi thứ ". Khi tôi cố gắng lắng nghe bản thân và trải nghiệm đang diễn ra trong tôi, và tôi càng cố gắng mở rộng cùng một thái độ lắng nghe đó cho người khác, tôi càng cảm thấy tôn trọng các quá trình phức tạp của cuộc sống. Vì vậy, tôi ngày càng ít có xu hướng vội vàng sửa chữa mọi thứ, đặt mục tiêu, uốn nắn con người, để thao túng và đẩy họ theo cách mà tôi muốn họ đi. Tôi hài lòng hơn nhiều chỉ đơn giản là được là chính mình và để người khác là chính mình. ...

Đó là một điều rất nghịch lý - đó là ở mức độ mà mỗi người chúng ta sẵn sàng là chính mình, sau đó anh ấy không chỉ thấy mình thay đổi; mà anh ấy thấy rằng những người khác mà anh ấy có quan hệ cũng đang thay đổi. "

- "Tôi có thể tin tưởng vào kinh nghiệm của mình. ... Đánh giá của người khác không phải là hướng dẫn cho tôi. Đánh giá của người khác, trong khi họ phải được lắng nghe và tính đến những gì họ đang có, không bao giờ có thể là một hướng dẫn cho Tôi.

Kinh nghiệm, đối với tôi, là cơ quan quyền lực cao nhất. "


Bạn mua sách nhấn vào đây

- Tâm lý học nhận thức xã hội


Tâm lý học hài hước - RICHARD WISEMAN

Tên là tâm lý học hài hước vì đây là sự tổng hợp những cuộc thí nghiệm mạo hiểm của tác giả cùng một số nhóm cộng tác, mà cả quá trình thực hiện và kết quả thí nghiệm đôi khi sẽ khiến bạn bật cười. Tác giả sách, Richard Wiseman, giáo sư Tâm lý học được mô tả là nhà tâm lý học thực hành thú vị nhất thế giới.

Liệu tên của những đứa trẻ có ảnh hưởng tới cuộc đời của chúng hay không? Các thống kê xã hội đã cho thấy, những đứa trẻ có tên tiêu cực, thường xuyên nhận được cái nhìn tiêu cực từ bố mẹ, người xung quanh khi trưởng thành có tỷ lệ phạm tội cao hơn những đứa trẻ có tên tích cực và nhận được cái nhìn tích cực từ những người xung quanh.
Liệu số vụ tự tử có liên quan đến các bài báo, truyền hình về các vụ việc có liên quan đến tự tử không? Các thống kê xã hội đã cho thấy, trong hai tuần sau khi có một bài báo, thông tin truyền hình về một vụ tự tử, thì số lượng các vụ tự tử tăng cao đột biến, đặc biệt nếu các thông tin, bài báo đó mô tả cụ thể hình thức tự tử.

Đàn ông và phụ nữ có sự hài hước khác nhau trước các câu chuyện cười như thế nào? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đàn ông thường cười trước những câu chuyện có những phụ nữ ngớ ngẩn và phụ nữ thích những câu chuyện cười có những gã đàn ông ngu ngốc.

Liệu có thật có người sinh ra đã may mắn, và nhiều người thì “xui tận mạng” suốt cuộc đời không? Liệu mọi người có thể thay đổi vận may của mình không? Các nghiên cứu cho thấy, bạn có thể thay đổi vận may của mình. Những người may mắn là những người luôn vui vẻ, năng động và biết tạo ra cơ hội cho chính mình. Ngược lại, những người kém may mắn là những người hay lo lắng, lúng túng, khép kín và không sẵn sàng đón nhận cơ hội đến với mình.

Mỗi chương của sách sẽ là một cánh cửa mở ra hàng loạt những nghiên cứu dị thường của những nhà khoa học tò mò, giúp cho lá cờ của ngành khoa học không chính thống này được tiếp tục tung bay cũng như mang đến cho độc giả những hiểu biết mới lạ về ngành khoa học đặc biệt, tính chất công việc của các nhà khoa học cũng như tự khám phá ra nhiều điều thú vị của cuộc sống quanh mình.
Bao gồm 6 chương, mỗi chương là một chủ đề biệt lập cùng những câu chuyện liên quan đến chủ đề.
– Chương 1: Ngày sinh của bạn cho biết điều gì về bạn? – Ngành khoa học mới của tâm lý học thời gian.
– Chương 2: Tin người nhưng không phải tin mọi điều họ nói – Tâm lý học lừa dối và mánh khóe
– Chương 3: Tin vào 6 điều bất khả thi trước bữa sáng – Tâm lý học khám phá về trạng thái lấp lửng
– Chương 4: Thay đổi quyết định: Khoa học mới về việc ra quyết định
– Chương 5: Khoa học về câu chuyện hài hước nhất thế giới
– Chương 6: Tội đồ hay vị thánh?…

C1. CHIÊM TINH, CÓ TIN KO?


1. tốt nhất là đừng có tin vào các nhà chiêm tinh, các thí nghiệm đã rõ
2. đọc các phần bói toán dành cho bạn sau khi chọn lựa (thuòng thấy trong các mẩu báo nhỏ), thấy nó thật sự chung chung và luôn đúng, vì đơn giản, nó chung chung.
3. cẩn thận với "hiệu ứng xu nịnh", ai cũng thích được nghe lời tích cực.
4. ánh sáng ban ngày ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học rất nhiều
5. người may mắn, thật ra là những người khôn ngoan, biết tìm cách, biết xoay sở,
6. Hiệu ứng BIRG, người ta xu hướng đưa mình về những điều thắng lợi, dễ nhớ (thay đổi ngày sinh, tuổi tác)

C2. SỰ LỪA DỐI


1. ngôn ngữ dối trá, người nói dối thường cung cấp ít thông tin, ít nói về bản thân,
2. nói dối để phát hiện thì lắng nghe sẽ tốt hơn là quan sát
3. Tìm ra nụ cưới bí ẩn của Mona Lisa, nụ cười giả tạo và nụ cười chân thành, do các cơ mặt thay đổi
4. hãy cười chân thành, điều đó làm cho bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn, sống lâu hơn 😃
5. Những kí ức dễ bị uốn nắn từ người ngoài. Điều tưởng chừng ko có trong quá khứ, chỉ qua vài câu nói gợi mở, đã nói là có trong quá khứ
6. ám thị, trò ma quái, lừa tiền người khác từ những kẻ đánh vào niềm tin người khác. ví dụ về cái lắc tay có từ trường gì ko..

C3. MÊ TÍN


1. những sự kiện gắn với số 13
2. năm Bính Ngọ , số 4 và người Châu Á
3. thí nghiệm con mèo đen buóc qua mặt là xui, thật ra là do suy nghị ám thị
4. nghiên cứu điện giật của Milgram, tính lan truyền.
5. nghiên cứu gửi bưu phẩm cho bạn thân, rồi sao cho cho đúng 1 người, xem thế giới thu nhỏ hơn, người may mắn biết nắm bắt cơ hội hơn.
6. đi trên than, những con người mê tín dị đoan.
7. nghiên cứu về sóng hạ âm, có thể gây ra những điều dị thường


C4. TÍNH QUYẾT ĐỊNH


1. tiềm thức, có ảnh hưởng tới quyết định của bản thân? ko hẳn
2. cái tên, nhiều vấn đề, từ tên ít gặp có hại hay lợi..
3. chiều cao, ảnh hưởng từ cách nhìn nhận đến đánh giá chủ quan
4. khuôn mặt, rất dễ bị đánh giá, nhìn mặt mà bắt hình dong, quả ko sai
5. coi bộ cũng dạy cách tán tỉnh luôn :))

C5. HÀI HƯỚC


1. Những nghiên cứu đáng trân trọng về "truyện cười"
2. tìm ra người tổn thương não Phải thường ít hiểu chuyện hài hước
3. lí do tại sao lại lồng tiếng cười vào trong clip hài
4. người đọc sách về tôn giáo nhiều thường giảm sự hài hước
5. câu chuyện hài gây cười nhất trong LaughLab về 2 thợ săn.. nhưng câu chuyện cười hài hước nhất, ko có. do mỗi người có sự tư duy khác nhau.

C6. GIÚP ĐỠ HAY TRỞ NGẠI?

1. ai có thể lên thiên đàng? chính người tự đánh giá.
2. bạn sẽ lấy tiền thừa quá dư (do người bán hàng tính sai) từ siêu thị hay từ quầy bán đổ ăn vỉa hè?
3. các thí nghiệm về sự tương đồng: biểu tình Nixon, dừng xe với decal khác quốc gia, khi trùng ngày sinh với kẻ hung ác (tu sĩ Nga)
4. pp thả phong bì , 1 nghiên cứu tuyệt vời từ Milgram.
5. tôn giáo và lòng vị tha, lời nói có đi đôi với hành động?
6. nhịp sống càng nhanh, con người càng ít giúp đỡ nhau, "có lẽ vì ko mu6ón bỏ tgian cho việc ko quan trọng với họ"
7. muốn người khác chấp nhận quy tắc nào đó, hãy nhớ nghiên cứu "biển báo trong vườn"

Bạn mua sách nhấn vào đây


II. Về trường phái phân tâm

 (ứng dụng nhiều trong phim ảnh, nghệ thuật, sách truyện)

Phân tâm học nhập môn - Sigmund Freud 


Bất cứ ai tiếp cận và tìm hiểu về phân tâm học, không thể không đọc Phân tâm học nhập môn, các tác phẩm của Sigmund Freud. 

Phân tâm học nhập môn là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Khéo léo đưa người đọc vào một cuộc đối thoại dựa trên những dữ kiện thực tế từ đời sống và từ thực tiễn lâm sàng, liên tục tự chất vấn và phản biện các luận điểm mình đưa ra, Sigmund Freud kích thích sự hứng thú ở người đọc, và còn hơn nữa, thúc đẩy những ai muốn đi xa hơn trong học thuyết còn nhiều tranh biện này. Mặc dù trong các nghiên cứu sau đó, một số luận điểm được Freud bổ sung, chỉnh sửa, thậm chí bác bỏ, song đây vẫn được xem là công trình quan trọng nhất mà Freud đưa dẫn người đọc vào phân tâm học một cách bài bản, và đầy thuyết phục.

Bạn mua sách nhấn vào đây


Cái tôi và cái nó


Trong cuốn sách này,  Freud  phân chia, gọi tên và đi sâu vào khai thác miền vô thức của tâm trí, ông đã chỉ ra sự thiếu sót của những nghiên cứu trước đây về tâm trí. Tiếp đó, ông đã đưa ra những quan điểm mới mà ông cho đó là cái nhìn đúng đắn và toàn diện về tâm trí con người. 

Đến với cuốn sách này bạn sẽ thấy được cơ chế và quá trình hoạt động của tâm trí mình, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về bản thân, về những ham muốn cá nhân bấy lâu bị kìm nén, và tại sao nó lại bị kìm nén và bị thứ gì kìm nén. Cái tôi, cái nó và cái siêu tôi là ba miền của tâm thức, ba miền ấy luôn chuyển động, phủ định đấu tranh với nhau để hoàn thiện hơn chủ thể tâm trí. Đọc cuốn sách bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động đó trong tâm hồn trí mình. Và bạn sẽ thấy được những gì chúng ta biết về bộ não của mình là quá ít ỏi, bộ não của chúng ta vẫn là một dấu hỏi lớn thách thức trí tuệ ( bộ phận tân tiến nhất, đứa con tài giỏi nhất của bộ não).

Ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi là ví dụ tiêu biểu nhất khi nhắc về chủ đề này.

Giải thích giấc mơ (1900)



Sau Cái tôi và cái nó, Freud tiếp tục đi sâu vào khám phá miền vô thức. Ông cho rằng giấc mơ là con đường để hiểu được vô thức – một khái niệm quan trọng trong phương pháp tâm động học của ông.

Trong tác phẩm này, Freud phát triển ý tưởng rằng giấc mơ có thể là lĩnh vực trong đó những ý nghĩ vô thức xuất hiện được ngụy trang, được dịch chuyển, giấu mình thông qua các hình ảnh tượng trưng để có được một tấm vé thông hành trở vào miền ý thức mà không bị cái Siêu tôi kìm nén . Vì vậy, giấc mơ sẽ là biểu hiện của những ham muốn bị kìm nén, lợi dụng để ngả ra, để đáp ứng tâm trí tỉnh táo khi chúng ta ngủ. Tại giấc mơ chúng ta sẽ đọc được đầy đủ thế giới tinh thần còn thiếu của con người, các nhu cầu tình cảm bị dồn nén và được thỏa mãn qua các hình ảnh tượng trưng mà ở thế giới thực tại không thể thỏa mãn được, thông qua đó điều hòa tâm trí con người, tránh những xung năng xấu tích tụ, dồn nén ảnh hưởng tới tinh thần con người.

Đọc cuốn sách này bạn sẽ khám phá được hết những bí mật về giấc mơ của mình và những người khác từ đó hiểu hơn bản thân mình đang muốn gì, cần gì và thiếu gì và điều hòa lại tâm trí của bản thân. Ngoài những người muốn tìm hiểu khám phá về giấc mơ thì cuốn sách này chính là tài liệu quý giá và không thể bỏ qua đối với những người muốn tìm hiểu về Tâm lí học, đặc biệt là Phân tâm học hay phê bình văn học

III. Tâm lý học phân tích 

''Thăm dò tiềm thức'' – Carl Gustav Jung

Carl Gustav Jung là một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học Thụy Sĩ, từng là hoàng tử phân tâm được Freud coi như người nối nghiệp nhưng sau đó  Jung đã thành lập một trường phái Tâm Lý học mới có tên là "Tâm Lý Học Phân Tích". Nếu bạn muốn tìm hiểu về Jungian psychology thì nên bắt đầu từ cuốn này. Nó đưa ra cách nhìn đơn giản nhất, tổng quan nhất về tâm lý học phân tích cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của giấc mơ, tiềm thức, vô thức trong chúng ta có tồn tại không, tổng quan về archetypes (nguyên mẫu) và ý nghĩa của nó....

Đây là một quyển sách thấy có khá nhiều điều mới lạ và có tính học thuật không dễ hiểu. 

Mình khá thích một số cảm nhận của các bạn sau khi đọc cuốn này 

- Đọc xong cuốn này giúp mình hiểu rõ hơn những ẩn ý trong tiểu thuyết ’’Nhà giả kim’’ của nhà văn Paulo Coelho. Đó là những dấu hiệu biểu lộ qua những ngôn ngữ biểu tượng, hay điềm báo - những ảo ảnh trên sa mạc. Điều bất ngờ ở chỗ ngay chính tác giả cũng đã đề cập tới Jung con đường đến với Tâm linh vũ trụ cũng chính là tiến tới ''vô thức tập thể.'' 

- Cái quan trọng nhất mình biết được rằng quảng cáo liên tục lặp đi lặp lại là một cách hiển nhiên của nhà sản xuất mục đích nhằm đẩy thương hiệu của hãng vào tiềm thức người tiêu dùng khiến họ nghĩ đến nó đầu tiên khi suy nghĩ lung tung, vì khi suy nghĩ vớ vẩn thì những cái ở tiềm thức vô thức mà bạn vô tình nhìn được nghe được hoặc nhìn lướt qua sẽ trồi lên phần ý thức chính, cái nào lặp đi lặp lại nhiều nhất sẽ khiến bạn nghĩ tới nó nhiều nhất. Hay những người giàu không những tắt tivi lọc quảng cáo đi mà còn dành nhiều thời gian quan sát và sưu tầm các thể loại art từ nhiều nền văn minh, nhiều thời đại khác nhau tại sao họ lại làm vậy ?

- Tiềm thức như một chương trình nhỏ chạy ẩn nằm ngay dưới ý thức, chức năng giống cô thư ký làm những việc phụ trợ. Nếu tiềm thức là một chương trình thì vô thức cá nhân như một ổ cứng lưu trữ dữ liệu, vô thức tập thể là bo mạch chủ (Main).

Bạn mua sách nhấn vào đây


IV. Tâm lý học ứng dụng / Sách trị liệu tâm lý

Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn - Charles Whitfield (NXB Thái Hà)

Đây là cuốn sách hết sức có giá trị đối với:
-những ai đã trải qua những tổn thương trong thời thơ ấu, bạn sẽ tìm dược hướng đi qua nỗi đau của mình.
-những ai sắp làm cha mẹ, để hiểu ảnh hưởng tiêu cực mình có thể gây ra cho con cái.

"Khái niệm về "đứa trẻ trong ta" (Child Within) đã trở thành một phần của nền văn hóa thế giới ít nhất là từ 2000 năm qua. Carl Jung gọi nó là "đứa trẻ thần thánh/thần đồng” (Divine Child) còn Emmet Fox gọi là “đứa trẻ kỳ diệu/kỳ đồng" (Wonder Child). Hai nhà tâm lý liệu pháp Alice Miller và Donald Winnicott thì đề cập đến nó như là "chân ngã" (true self). Rokelle Lerner và những người khác trong chuyên khoa về các chất gây nghiện gọi nó là "đứa trẻ trong ta" (Inner Child).

Thuật ngữ “đứa trẻ trong ta” dùng để nói về một tinh thần tràn đầy sức sống, năng động, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Nó là chân ngã của chúng ta, là con người đích thực của chúng ta.

Với sự giúp đỡ thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh và sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội, hầu hết chúng ta đều chối bỏ đứa trẻ trong mình. Khi đứa trẻ này không được nuôi dưỡng, được người ta cho phép tự do bộc lộ, thì một cái tôi sai lệch, giả tạo hay lụy thuộc (co-dependent) sẽ xuất hiện. Chúng ta bắt đầu sống với tâm thế nạn nhân, và gặp khó khăn khi phải giải quyết các tổn thương. Sự tích tụ dần dần của các vấn đề về tinh thần và cảm xúc chưa được giải quyết dứt điểm có thể dẫn đến các chứng bệnh mạn tính như lo lắng, sợ hãi, trống rỗng, bối rối và bất mãn."

Bạn mua sách nhấn vào đây


Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ - Đặng Hoàng Giang 


Không hẳn là một cuốn sách tâm lý học, nhưng lại là một cuốn sách ứng dụng tâm lý xuất sắc, mình tin nó có thể giúp cho đứa trẻ bên trong bạn được nhận ra, được đồng cảm và được chữa lành phần nào. 

Vang lên như những bài hát khi buồn đau khi dữ dội, những chân dung trong cuốn sách cùng các phân tích tâm lý học của tác giả sẽ khiến cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có người trẻ trong cuộc sống của mình phải thức tỉnh, phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành và yêu thương đích thực.

"Để lại tuổi thơ đằng sau, người trẻ cần làm những gì để bước vào đời sống của người lớn, để có thể được coi là trưởng thành? Học một nghề, tập quản lý tài chính, học chịu trách nhiệm, tập tự quyết, trở nên "biết suy nghĩ" hơn, có lẽ đó là những câu trả lời phổ biến từ gia đình, nhà trường, và xã hội mà người trẻ hay nhận được. Nhưng với nhiều nhà tâm lý học phát triển, những bài tập kia chỉ là bề nổi. Mang tính nền tảng hơn, người trẻ cần giải quyết ba vấn đề cơ bản sau: trưởng thành về cảm xúc, thông qua việc xây dựng cho mình năng lực cảm xúc (emotional competence); phát triển khả năng suy ngẫm, lập luận về phải trái, đúng sai (moral reasoning); và xác định một căn tính (identity) riêng của mình, trong đó việc tách rời khỏi cha mẹ, trở thành một cá thể độc lập, là một yếu tố cơ bản. Chúng ta hãy lần lượt đi sâu vào ba khía cạnh này."

Sau đoạn viết trên là lần lượt đem tới thông tin (một cách khá hệ thống và rõ ràng) về việc người trẻ cần giải quyết những vấn đề gì, để lớn lên.
Bạn mua sách nhấn vào đây


Hiểu về trái tim - Minh Niệm 

“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt. 

Trong dòng chảy tất bật của cuộc sống, có bao giờ chúng ta dừng lại và tự hỏi: Tại sao ta giận? Tại sao ta buồn? Tại sao ta hạnh phúc? Tại sao ta cô đơn?... Tất cả những hiện tượng tâm lý ấy không ngừng biến hóa trong ta và tác động lên đời sống của ta, nhưng ta lại biết rất ít về nguồn gốc và sự vận hành của nó. Chỉ cần một cơn giận, hay một ý niệm nghi ngờ, cũng có thể quét sạch năng lượng bình yên trong ta và khiến ta nhìn mọi thứ đều sai lệch. Từ thất bại này đến đổ vỡ khác mà ta không lý giải nổi, chỉ biết dùng ý chí để tự nhắc nhở mình cố gắng tiến bộ hơn. Cho nên, hiểu về trái tim chính là nhu cầu căn bản nhất của con người.

Do dự: Đừng quá lo lắng cho con đường mình đã chọn hay phải chọn, vì thái độ bướt đi trên con đường ấy mới thật sự là quan trọng.
Bạn mua sách nhấn vào đây


Im lặng - Sức mạnh của người hướng nội - Susan Cain


Tôi không thể nói với bạn rằng tôi cảm thấy nhẹ nhõm như thế nào khi nghe người khác không thích sử dụng điện thoại. Tôi là một người hướng nội, ghét điện thoại và thích nói chuyện nhỏ trong các nhóm lớn. Tôi chắc chắn rằng mọi người ghét ở cạnh tôi trong các bữa tiệc, đám cưới, v.v. vì tôi nghĩ rằng tôi thấy tôi rất dữ dội. Không phải là tôi chống đối xã hội và tôi chắc chắn thích nói chuyện nhưng trên cơ sở 1-1. Cuốn sách rất có ý nghĩa đối với tôi, đặc biệt là làm thế nào mà một số bậc cha mẹ không thể đối phó với một đứa trẻ hướng nội. Tôi đã luôn nói rằng tôi đã nhầm mẹ. Bà không phải là một người mẹ tồi, chỉ là một người mẹ sai lầm đối với tôi. Tôi không được phép đọc, tôi nên luôn ra ngoài chơi / giao lưu. Ngay cả bây giờ tôi đôi khi cảm thấy tội lỗi nếu tôi đọc trong ngày !!

“Hướng nội - cùng với sự nhạy cảm, nghiêm túc và nhút nhát của những người anh em họ của nó - giờ là một đặc điểm tính cách hạng hai, nằm ở đâu đó giữa sự thất vọng và bệnh lý. Người hướng nội sống theo lý tưởng Hướng ngoại cũng giống như phụ nữ trong thế giới của đàn ông, bị giảm giá trị vì một đặc điểm cốt lõi của con người họ. "

Nếu bạn đang phải sống theo định kiến, đánh giá của người khác, không chấp nhận chính mình, không được là chính mình, cảm thấy mình khác biệt, kì cục...... chỉ vì bạn là người hướng nội, thì ơn chúa, cuốn sách này là dành cho bạn. Để chấp nhân chính mình và sống là chính mình! 

Và người hướng ngoại có cần đọc cuốn sách này không? Nếu bạn có người thân là người hướng nội thì nên đó, để hiểu và chấp nhận họ như họ chính là vậy. 

Bạn mua sách nhấn vào đây

V. Về tâm lý học hành vi

Tư Duy Nhanh Và Chậm – Kahneman - NXB Alphabooks


Thinking fast and slow sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn.

Cuốn sách đặc biệt đã dành được vô số giải thưởng danh giá: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Quốc gia năm 2012, được tạp chí The New York Times bình chọn là sách hay nhất năm 2011, một trong những cuốn sách kinh tế xuất sắc năm 2011, chiến thắng giải thưởng cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Algeles. 

Thinking fast and slow đáp ứng hai tiêu chí của một cuốn sách hay, thứ nhất nó thách thức quan điểm của người đọc, thứ hai, nó không phải là những trang sách với những con chữ khô cứng mà nó vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. 

Bạn mua sách nhấn vào đây


VI. Về tâm lý học cảm xúc 

Trí tuệ xúc cảm – Daniel Goleman - NXB Alphabooks


Daniel Goleman giới thiệu 5 kỹ năng quan trọng để bạn có thể thông minh hơn về trí tuệ cảm xúc, và nêu lên trí tuệ xúc cảm ảnh hưởng như thế nào trong công việc, các mối quan hệ và sức khoẻ sinh lý của chúng ta.

Phần hay nhất của cuốn sách là khi tác giả giải thích về năm thành phần chính của trí tuệ cảm xúc như:

1. Tự nhận thức Self-awareness:: Nhận biết và hiểu được tâm trạng, động lực của chính bạn và ảnh hưởng của chúng đối với người khác. Để đạt được trạng thái này, bạn phải có khả năng theo dõi trạng thái cảm xúc của chính mình và xác định cảm xúc của chính mình. Sự trưởng thành về mặt cảm xúc ở đặc điểm này thể hiện:

-Tự tin -

Có khiếu hài hước (có thể tự cười) -

Nhận thức được ấn tượng của bạn đối với người khác (có thể đọc phản ứng của người khác để biết bạn được nhìn nhận như thế nào)

2. Tự điều chỉnh Self-Regulation: Kiểm soát những bốc đồng của bạn— thay vì nhanh chóng phản ứng một cách hấp tấp, bạn có thể điều khiển cảm xúc của mình và suy nghĩ trước khi phản ứng. Bạn thể hiện bản thân một cách thích hợp. Sự trưởng thành về cảm xúc trong đặc điểm này cho thấy:

- Tận tâm và tự chịu trách nhiệm về công việc / việc làm của mình.

-Có thể (và thuận lợi) để thay đổi

-Khi ai đó phàn nàn hoặc thô lỗ với bạn, bạn không đáp lại tử tế. Bạn trả lời theo cách không làm tình hình leo thang. (Tại thời điểm này, bạn cũng sẽ nhận ra rằng khi ai đó thể hiện sự tức giận với bạn, họ không phải lúc nào cũng tức giận với bạn; họ thường chỉ tức giận và muốn trút bỏ điều đó với ai đó.)

3. Động lực bên trong Internal Motivation : Động lực bên trong là được đánh dấu bằng sự quan tâm đến việc học. Nó cũng là sự hoàn thiện bản thân so với theo đuổi sự giàu có và địa vị (vì theo đuổi sự giàu có và địa vị là một động lực bên ngoài). Sự trưởng thành về mặt cảm xúc ở đặc điểm này thể hiện:

-Sự sáng tạo và cam kết hoàn thành nhiệm vụ

-Sự kiên trì khi đối mặt với nghịch cảnh

4. Sự đồng cảm Empathy: Khả năng hiểu được phản ứng cảm xúc của người khác. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi một người đã đạt được nhận thức về bản thân — vì người ta không thể hiểu người khác cho đến khi họ hiểu chính mình. Sự trưởng thành về cảm xúc ở đặc điểm này cho thấy: -

Biết quan tâm đến cảm xúc của người khác và tích cực quan tâm đến mối quan tâm của họ.

- Chủ động — có thể dự đoán nhu cầu của ai đó và phản ứng thích hợp.

- Các tình huống xã hội chẳng hạn như chính trị văn phòng không pha một ai nắm chắc được sự đồng cảm.

5. Kỹ năng xã hội Social Skills: Xác định các tín hiệu xã hội để thiết lập điểm chung, quản lý các mối quan hệ và xây dựng mạng lưới. Sự trưởng thành về mặt cảm xúc ở đặc điểm này thể hiện:

-Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp

-Năng lực và Lãnh đạo: Khả năng hướng dẫn và truyền cảm hứng cho người khác

-Conflict Management: Khả năng khuếch tán các tình huống khó khăn bằng cách sử dụng thuyết phục và thương lượng

Bạn mua sách nhấn vào đây

VII. Tâm lý học ý nghĩa 

Không hẳn là một trường phái tâm lý, nhưng tâm lý học ý nghĩa mang lại phần nào câu trả lời cho câu hỏi tại sao ta tồn tại,

Đi tìm lẽ sống - Man’s Search for Meaning - Viktor Frankl


Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.Trước hết, đây là quyển sách viết về ý nghĩa cuộc sống.

Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu.

Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống.

Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.

Bạn mua sách nhấn vào đây

Xem thêm các bài viết về tâm lý khác trên blog của mình tại đây


2 nhận xét:

kelly.blogspot.com nói...

Đọc hết những quyển sách này hẳn ta sẽ có những kiến thức về tâm lý học. Ở mọi lĩnh vực, đọc sách và học từ sách là nguồn học lớn nhất, đáng tin cậy. Cảm ơn bạn đã chia sẽ sách hay. Từ từ đọc!

Mèo lang thang ngày mưa nói...

Cảm ơn bạn, cản ơn bạn vì cũng đồng tình đọc sách thực sự có ích, kiến thức đến từ sách vở và cả thực tế, thực hành nên chỉ khi không muốn tiếp thu, không làm gì cả thì chúng ta mới giết chết sự phát triển của bản thân