Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Hoàng tử bé - Tình yêu là gì

Hôm rồi xem Bạn ơi hãy lắng nghe, show phát thanh có Thầy Hà, Tạ Na và Dịch Dương Thiên Tỉ tham gia, mọi người có đóng lại vở kịch phát thanh Hoàng Tử bé, cùng với nội dung những câu hỏi hôm đó liên quan đến tình yêu, sự từ bỏ, sự kết nối.... mình bỗng nhận ra một phần ý nghĩa của câu chuyện được mệnh danh dành cho mọi lứa tuổi này.


Hoàng Tử Bé là một cuốn sách kỳ diệu, bởi chỉ một câu chuyện kể, với mỗi lứa tuổi khác nhau, tác phẩm mang đến những bài học khác nhau. Đọc Hoàng Tử Bé, có người rút ra được bài học về nghệ thuật sống, có người ngẫm ra các triết lý kinh doanh, lại có người suy nghĩ về sự vô thường của vạn vật, về bản chất của con người, những mối sa ngã và các tính xấu…

Trước đây, thú thực mình không hiểu Hoàng tử bé, đọc truyện, sau đó là phim hoạt hình (Bộ phim hoạt hình thực sự khiến mình hiểu nhiều hơn và cách nhìn kể câu chuyện cũng rất thú vị), nhưng thực sự những trải nghiệm mới là điều khiến mình hiểu sâu sắc hơn về câu chuyện. 

Giống như nhà phê bình James Higgins chỉ ra, mỗi nhân vật chính trong câu chuyện đều khao khát thám hiểm (khám phá thế giới bên ngoài) và thấu hiểu nội quan (khám phá bản thân mình).

Saint-Exupéry cho ta biết sự lớn lên về mặt tinh thần đòi hỏi bạn phải chủ động đi khám phá. Kết hợp giữa nhìn ra thế giới và nhìn vào bên trong, người kể và ông hoàng nhỏ mới hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của mình trong thế giới.

Tình yêu là gì? 

“Bao báp hồi còn thơ thì lại giống cây hoa hồng lắm.” 

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Động lực và kỉ luật bản thân

Trùng hợp sáng nay mình đọc được những bài nói về cùng chủ đề này, hoặc có thể facebook đã quá thông minh khi hiện những chủ đề phù hợp - Sống có trách nhiệm, nhiệt huyết mà vẫn vui ::))))) 

Để bắt đầu, đầu tiên mình đọc được câu chuyện rất truyền động lực. 

Câu chuyện sống như thế nào!

"Đừng tự hỏi thế giới cần điều gì, mà hãy tự hỏi điều gì làm bạn trở nên có nhiều sức sống khi làm nó. Thế giới cần những người có nhiều sức sống"

Chia sẻ đầu tiên là của một anh du học sinh bên Hàn mà mình thường theo dõi

Nhiều bạn inbox hỏi mình "ngành A ra trường có việc làm không anh?"

Nếu chọn ngành A chỉ vì bạn nghĩ thế giới cần nhiều A, bạn sẽ vỡ mộng nhận ra rằng, thế giới cần nhiều A giỏi, A đam mê, A thực lực chứ không phải A phong trào huhu.

Hồi xưa, nhiều người hỏi mình "Tại sao chọn học dầu khí?", mình hay trả lời: "tại nghe nói làm dầu khí giàu, ra trường bảo đảm có việc làm".

Một câu trả lời tưởng ngầu nhưng thật ra đã lấy đi 6 năm thanh xuân của mình, để rồi sau khi quyết tâm từ bỏ được nó, mình mới phát hiện bản thân có nhiều sức sống, nhiều năng lượng đến mức nào.

Hỏi bản thân mình trước, hỏi thế giới sau!!

Câu nói như chợt đánh thức mình, phải rồi, mình muốn mỗi sáng thức dậy, là niềm vui, là sự hứng khởi, mong chờ, là đam mê, là động lực muốn làm thay vì phải làm. 

Câu chuyện thứ hai, mình không biết mình thích gì? 

Câu nói điển hình :))) 

Nếu bạn đợi có hứng thú, đợi tìm thấy thứ mình thích rồi mới làm, thì tin buồn cho bạn là thì hứng thú cũng chỉ đến trong những ngày đầu, sau đó nó cũng sẽ biến mất thôi. 

Ai cũng nói rằng, hãy làm đi, hãy thử đi, rồi bạn sẽ biết!

Câu trả lời kinh điển :)))) 

Nhưng thực sự là vậy. 

Dám thử  những thứ mới, dám thử thách bản thân, bạn sẽ phát triển hơn, bạn giỏi hơn, bạn sẽ tự tin hơn, bạn sẽ có động lực hơn. 

Thực tế là, không phải là bạn có động lực rồi bạn mới làm, mà là bạn làm rồi bạn mới có động lực. 

Mình từng nghĩ, học đại học ra rồi làm ngành mình học, con đường đơn giản, vì đó cũng là ngành mình thích, mình hoàn toàn có khả năng, mình tự thấy mình thông minh và làm được việc. 

Mình vẫn luôn nghĩ như vậy, rồi sang Pháp, mình lại thay đổi, mình không biết mình thích gì nữa, vì mình được trải nghiệm nhiều thứ hơn, mình đã rất bất ngờ, mình còn tự hỏi, ơ, thế bây giờ mình biết làm gì bây giờ? 

Mình nhận ra mình biết mình thích gì, không thích gì, điều gì mình làm đem đến cảm giác vui vẻ, tốt đẹp cho mình, cái gì khiến mình mệt mỏi chán ghét. 

Mình có tự nhận ra những điều ấy không? 


Tất nhiên là không rồi!

Chính sự trải nghiệm, thử sai, sự tìm hiểu, cho mình cơ hội đượcc biết tới, được thử thách, được thử sức, mình mới biết được mình cần gì, muốn gì, thích gì. 

Sau khi tìm được những gì mình thích hay không thích, mình lại tự hỏi, thế giờ mình phải làm gì đây? 

Cuộc đời đâu phải chỉ cần tìm một thứ mình thích là đủ rồi, xong rồi?

Cuộc đời đa dạng lắm, tìm cho mình nhiều góc kính, nhiều niềm vui, nhiều sở thích, thì có gì sai? 

Bắt đầu từ cái mình muốn làm, có thể làm, cũng là bạn yêu thích, nhưng sau đó, bạn cũng hoàn toàn có thể thay đổi, bạn không còn thích nữa, bạn tìm thấy cái khác bạn thích hơn, hoặc đơn giản bạn muốn nghỉ ngơi, vậy thì có sao? 

Mình nghĩ là mình thích làm, mình muốn được làm, hoặc mình thích trở thành, thích làm việc abc xyz trong tương lai? Vậy thì bắt đầu thôi. 

Quan trọng là, hãy nhớ tới câu chuyện thứ nhất mình đã chia sẻ, đó là hãy làm việc gì mà bạn có nhiều năng lượng, thế giới cần gì thì cần còn mỗi người chúng ta cần hạnh phúc :). 

Câu chuyện thứ ba, mình đọc được là về câu chuyện sống cảm tính, có hứng hay có ý chí, lí trí. 

- Người có tính tổ chức thường xuyên thay thế người bản năng trong việc thực hiện việc nhà mà không hay biết, bởi người đó tự áp đặt một nhịp chính xác và bắt tay vào hành động khi biết rằng việc đó là cần thiết, theo kế hoạch mà người đó lập ra. Đầu óc họ tính toán và quản lý thời gian biểu này.

- Còn với người bản năng thì họ quyết định làm các thứ khi họ cảm thấy đó là thời điểm thích hợp. Người này không tuân theo bất kỳ nhịp độ chính xác nào. Khi người tổ chức quyết định làm một việc gì mà người bản năng cũng chuẩn bị làm, cả hai người sẽ đều thấy khó chịu vì thái độ của người kia: người tổ chức thì có cảm giác mình luôn phải làm mọi thứ ("tại sao việc này vẫn chưa ai làm?") còn người bản năng cảm thấy mình đang bị ngăn cản làm những gì lẽ ra mình đã sắp sửa làm.

Và câu hỏi mình đặt ra là, thế nếu người có tổ chức muốn làm một việc, nhưng người bản năng lại không có hứng làm, vậy thì bao giờ mới có hứng để làm? 


Mình đọc được một bài viết cũng khá tranh luận có nhan đề Cách hủy hoại 1 con người tốt nhất là để họ sống theo cách mình thích (link)  mà bỏ đi những sự hoa mỹ của ngôn từ, thì mình thấy  là tác giả đã nhầm lẫn giữa khái niệm điều mình thích và sống cuộc sống có trách nhiệm. 

Câu chuyện thứ tư, câu chuyện về kỉ luật bản thân, ý chí. 

Đừng đợi cho mình có hứng hãy làm, đừng nuông chiều cảm xúc, nếu đó là việc bạn phải làm, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải làm, vậy thì hãy làm. Kỉ luật bản thân như là một kĩ năng, chúng ta phải học tập, tạo thói quen dần dần. 

Mình nhớ tới câu chuyện, mình đang trải qua, mình biết mình phải làm bài tập, nhưng mình ngại đối mặt với nó, nên mình đã nuông chiều mình, đến lúc nước đến chân, các bạn cùng nhóm giục đưa bài, rồi videocall, mình rất stress vì không thể làm kịp, không quản lí được thời gian, không quản lí được công việc.

Nó cũng giống như việc mình lên kế hoạch tập thể thao mỗi ngày, học ngoại ngữ.... nhưng mình thường xuyên bỏ dở. 

Câu nói của cậu bạn có lẽ cùng tuổi trong clip kia, làm mình chợt nhận ra: 

Đừng đợi có hứng hãy làm, đừng nghĩ nữa, chỉ cần làm thôi! 


Hai cách đơn giản thực hành tính kỷ luật

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Tại sao con người ta lại nghiện

Những thứ dễ khiến ta đắm chìm trong đó khó thoát ra được là gì? 

Đó là rượu bia, thuốc lá, ma túy, đồ ăn.... và game, điện thoại phim ảnh. 

Loại thứ nhất là những thứ gắn với môi miệng mang cho ta cảm giác khoái cảm. 

Loại thứ hai là những khoái cảm của bộ não thông qua xúc giác, thị giác, thính giác, đó là những kích thích mạnh mẽ, những điều mới mẻ,  những cảm xúc tích cực, như một thế giới mới bên ngoài sự chán nản vô vị đau khổ mâu thuẫn của thực tại đầy xót xa. 

Nó cũng giống như một chất gây nghiện, trong thí nghiệm thưởng phạt, vật A mang đến cảm xúc tích cực, dần dần lần nào vật A cũng mang tới cảm xúc tích cực ấy, ta dễ dàng biến nó thành thói quen không bỏ được, thậm chí là thành khao khát, sự thèm thuồng gắn bó. 

Người ta dễ nghiện còn vì sự thăng hoa, hiệu quả những chất kích thích ấy trong công việc và cuộc sống. Nhờ những thần dược - những thứ kích thích, những thứ gây nghiện ấy, con người có cảm giác thành tựu, cảm giác làm chủ, cảm giác được thể hiện.... 

Những thứ khiến ta nghiện thường là những thứ mang lại cho ta sự an ủi, giải toả, người nghiện là người đang tìm cách trốn chạy thực tế, quên đi nỗi đau thực tại, chẳng thể thoát khỏi những nỗi đau khổ khốn cùng của bản thân nên đành tự giải thoát cho nỗi đau ấy một mình - sự nghiện. Đôi khi họ cũng nhận ra vấn đề đó đấy, nhưng rồi họ lại chẳng biết làm gì, lại trốn tránh sự xung đột tâm lý ấy như thường.