Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Động lực và kỉ luật bản thân

Trùng hợp sáng nay mình đọc được những bài nói về cùng chủ đề này, hoặc có thể facebook đã quá thông minh khi hiện những chủ đề phù hợp - Sống có trách nhiệm, nhiệt huyết mà vẫn vui ::))))) 

Để bắt đầu, đầu tiên mình đọc được câu chuyện rất truyền động lực. 

Câu chuyện sống như thế nào!

"Đừng tự hỏi thế giới cần điều gì, mà hãy tự hỏi điều gì làm bạn trở nên có nhiều sức sống khi làm nó. Thế giới cần những người có nhiều sức sống"

Chia sẻ đầu tiên là của một anh du học sinh bên Hàn mà mình thường theo dõi

Nhiều bạn inbox hỏi mình "ngành A ra trường có việc làm không anh?"

Nếu chọn ngành A chỉ vì bạn nghĩ thế giới cần nhiều A, bạn sẽ vỡ mộng nhận ra rằng, thế giới cần nhiều A giỏi, A đam mê, A thực lực chứ không phải A phong trào huhu.

Hồi xưa, nhiều người hỏi mình "Tại sao chọn học dầu khí?", mình hay trả lời: "tại nghe nói làm dầu khí giàu, ra trường bảo đảm có việc làm".

Một câu trả lời tưởng ngầu nhưng thật ra đã lấy đi 6 năm thanh xuân của mình, để rồi sau khi quyết tâm từ bỏ được nó, mình mới phát hiện bản thân có nhiều sức sống, nhiều năng lượng đến mức nào.

Hỏi bản thân mình trước, hỏi thế giới sau!!

Câu nói như chợt đánh thức mình, phải rồi, mình muốn mỗi sáng thức dậy, là niềm vui, là sự hứng khởi, mong chờ, là đam mê, là động lực muốn làm thay vì phải làm. 

Câu chuyện thứ hai, mình không biết mình thích gì? 

Câu nói điển hình :))) 

Nếu bạn đợi có hứng thú, đợi tìm thấy thứ mình thích rồi mới làm, thì tin buồn cho bạn là thì hứng thú cũng chỉ đến trong những ngày đầu, sau đó nó cũng sẽ biến mất thôi. 

Ai cũng nói rằng, hãy làm đi, hãy thử đi, rồi bạn sẽ biết!

Câu trả lời kinh điển :)))) 

Nhưng thực sự là vậy. 

Dám thử  những thứ mới, dám thử thách bản thân, bạn sẽ phát triển hơn, bạn giỏi hơn, bạn sẽ tự tin hơn, bạn sẽ có động lực hơn. 

Thực tế là, không phải là bạn có động lực rồi bạn mới làm, mà là bạn làm rồi bạn mới có động lực. 

Mình từng nghĩ, học đại học ra rồi làm ngành mình học, con đường đơn giản, vì đó cũng là ngành mình thích, mình hoàn toàn có khả năng, mình tự thấy mình thông minh và làm được việc. 

Mình vẫn luôn nghĩ như vậy, rồi sang Pháp, mình lại thay đổi, mình không biết mình thích gì nữa, vì mình được trải nghiệm nhiều thứ hơn, mình đã rất bất ngờ, mình còn tự hỏi, ơ, thế bây giờ mình biết làm gì bây giờ? 

Mình nhận ra mình biết mình thích gì, không thích gì, điều gì mình làm đem đến cảm giác vui vẻ, tốt đẹp cho mình, cái gì khiến mình mệt mỏi chán ghét. 

Mình có tự nhận ra những điều ấy không? 


Tất nhiên là không rồi!

Chính sự trải nghiệm, thử sai, sự tìm hiểu, cho mình cơ hội đượcc biết tới, được thử thách, được thử sức, mình mới biết được mình cần gì, muốn gì, thích gì. 

Sau khi tìm được những gì mình thích hay không thích, mình lại tự hỏi, thế giờ mình phải làm gì đây? 

Cuộc đời đâu phải chỉ cần tìm một thứ mình thích là đủ rồi, xong rồi?

Cuộc đời đa dạng lắm, tìm cho mình nhiều góc kính, nhiều niềm vui, nhiều sở thích, thì có gì sai? 

Bắt đầu từ cái mình muốn làm, có thể làm, cũng là bạn yêu thích, nhưng sau đó, bạn cũng hoàn toàn có thể thay đổi, bạn không còn thích nữa, bạn tìm thấy cái khác bạn thích hơn, hoặc đơn giản bạn muốn nghỉ ngơi, vậy thì có sao? 

Mình nghĩ là mình thích làm, mình muốn được làm, hoặc mình thích trở thành, thích làm việc abc xyz trong tương lai? Vậy thì bắt đầu thôi. 

Quan trọng là, hãy nhớ tới câu chuyện thứ nhất mình đã chia sẻ, đó là hãy làm việc gì mà bạn có nhiều năng lượng, thế giới cần gì thì cần còn mỗi người chúng ta cần hạnh phúc :). 

Câu chuyện thứ ba, mình đọc được là về câu chuyện sống cảm tính, có hứng hay có ý chí, lí trí. 

- Người có tính tổ chức thường xuyên thay thế người bản năng trong việc thực hiện việc nhà mà không hay biết, bởi người đó tự áp đặt một nhịp chính xác và bắt tay vào hành động khi biết rằng việc đó là cần thiết, theo kế hoạch mà người đó lập ra. Đầu óc họ tính toán và quản lý thời gian biểu này.

- Còn với người bản năng thì họ quyết định làm các thứ khi họ cảm thấy đó là thời điểm thích hợp. Người này không tuân theo bất kỳ nhịp độ chính xác nào. Khi người tổ chức quyết định làm một việc gì mà người bản năng cũng chuẩn bị làm, cả hai người sẽ đều thấy khó chịu vì thái độ của người kia: người tổ chức thì có cảm giác mình luôn phải làm mọi thứ ("tại sao việc này vẫn chưa ai làm?") còn người bản năng cảm thấy mình đang bị ngăn cản làm những gì lẽ ra mình đã sắp sửa làm.

Và câu hỏi mình đặt ra là, thế nếu người có tổ chức muốn làm một việc, nhưng người bản năng lại không có hứng làm, vậy thì bao giờ mới có hứng để làm? 


Mình đọc được một bài viết cũng khá tranh luận có nhan đề Cách hủy hoại 1 con người tốt nhất là để họ sống theo cách mình thích (link)  mà bỏ đi những sự hoa mỹ của ngôn từ, thì mình thấy  là tác giả đã nhầm lẫn giữa khái niệm điều mình thích và sống cuộc sống có trách nhiệm. 

Câu chuyện thứ tư, câu chuyện về kỉ luật bản thân, ý chí. 

Đừng đợi cho mình có hứng hãy làm, đừng nuông chiều cảm xúc, nếu đó là việc bạn phải làm, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải làm, vậy thì hãy làm. Kỉ luật bản thân như là một kĩ năng, chúng ta phải học tập, tạo thói quen dần dần. 

Mình nhớ tới câu chuyện, mình đang trải qua, mình biết mình phải làm bài tập, nhưng mình ngại đối mặt với nó, nên mình đã nuông chiều mình, đến lúc nước đến chân, các bạn cùng nhóm giục đưa bài, rồi videocall, mình rất stress vì không thể làm kịp, không quản lí được thời gian, không quản lí được công việc.

Nó cũng giống như việc mình lên kế hoạch tập thể thao mỗi ngày, học ngoại ngữ.... nhưng mình thường xuyên bỏ dở. 

Câu nói của cậu bạn có lẽ cùng tuổi trong clip kia, làm mình chợt nhận ra: 

Đừng đợi có hứng hãy làm, đừng nghĩ nữa, chỉ cần làm thôi! 


Hai cách đơn giản thực hành tính kỷ luật

Hãy nói ngắn gọn về hai phương pháp: Kỷ luật khi làm việc và kỷ luật để kiên định với một thói quen.

1. Tính kỷ luật khi thực hiện công việc


Giả sử bạn có một danh sách nhiệm vụ, với 5 nhiệm vụ quan trọng và 10 nhiệm vụ nhỏ hơn (bất cứ chuyện gì, từ trả lời email đến thay vòi bồn rửa bát…).

Điều gì sẽ cản trở chúng ta hoàn tất hết bản to-do list ấy?


- Không rõ phải làm gì trước (hoặc kỳ vọng rằng bạn chọn nhiệm vụ “đúng”).
- Cảm thấy không muốn thực hiện nó (kỳ vọng rằng công việc sẽ dễ dàng).
- Lo lắng về việc nó sẽ diễn ra như thế nào (kỳ vọng rằng mọi người nghĩ rằng bạn giỏi).
- Căng thẳng về tất cả những việc bạn phải làm hôm nay (kỳ vọng rằng bạn có một ngày bình tĩnh, trật tự, đơn giản).
- Muốn chạy ngay đến với những thứ gây xao nhãng mà bạn yêu thích (kỳ vọng rằng mọi thứ đều dễ dàng với bạn).
- Cảm xúc tiêu cực phát sinh từ sự sụp đổ của bản thân, khi bạn không thể hoàn thành những gì mình đề ra

Khi nhận thấy những khó khăn do kỳ vọng gây ra, bạn có thể quyết định xem mình có muốn tiếp tục mong đợi hay muốn từ bỏ chúng và tập trung vào thời điểm hiện tại.

Hãy thực hành tính kỷ luật trong công việc bằng cách:


- Chọn một nhiệm vụ – bất cứ điều gì bạn cảm thấy quan trọng ngay bây giờ. Hãy bỏ kỳ vọng rằng đó là nhiệm vụ đúng đắn.
- Đặt mọi thứ khác sang một bên – những nhiệm vụ khác, những thứ gây xao nhãng. Hãy bỏ kỳ vọng rằng bạn làm mọi thứ ngay bây giờ, và những gì bạn làm phải dễ dàng và thoải mái.
- Làm nhiệm vụ. Hãy bỏ qua những kỳ vọng về sự thoải mái, hoặc mong rằng bạn thành công trong việc này và người khác không đánh giá bạn. Hãy cứ làm và tìm niềm vui khi làm.
- Kiên nhẫn với mục tiêu. Nếu bạn bị gián đoạn một việc nào đó trong danh sách, chỉ cần quay lại hoàn tất sau khi đã giải quyết các nhiệm vụ khác.
- Khi bạn đã hoàn tất một việc, hãy chọn việc khác khác. Hãy bỏ qua kỳ vọng hoàn thành mọi việc ngay lập tức. Tất cả cần được giải quyết từ từ.

Hãy kiên nhẫn với mục tiêu và chậm rãi thực hiện – đó cũng là một kỳ vọng, nhưng giúp bạn dễ thở hơn nhiều

Chúng tôi không ủng hộ làm việc quá sức đến kiệt sức. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn chẳng nên làm bất cứ điều gì khi không có cảm hứng. Hãy nghỉ ngơi khi bạn cần, nhưng đừng để bản thân sa sút chỉ vì bạn cảm thấy không hứng thú.





Giới hạn của bản thân


Chúng ta thường đặt cho mình những giới hạn, những điều mình đã quen, những điều mình sống cùng và ngại thay đổi

Chúng ta cũng sợ những thứ khó khăn, những thứ ta phải suy nghĩ, phải đầu tư công sức, phải vất vả. Chúng ta lười vì lười thì đơn giản và sướng hơn

Chúng ta còn sợ thất bại nữa, đầu tư công sức vào điều gì đó, nhưng cuối cùng lại không đạt được. Đó là nỗi sợ đau đớn, sợ thất bại. 

Nhưng hãy đơn giản, đừng nghĩ nhiều, chỉ cần làm. Chỉ cần làm những việc bạn cần làm, đó là bước bắt đầu. 

Câu chuyện của mình, mình là người tùy hứng cảm tính và lười biếng, nhưng đôi khi có những thứ mình làm mà không cần suy nghĩ nhiều, sau đó một cách vô thức, mình thấy đó là điều hiển nhiên, thói quen mình cần làm. 

Mình từng rất lười không thích phải bắt đầu học make up, trong khi đó rõ ràng là điều bình thường mà con gái cần học thôi mà? Việc phải tìm hiểu các bước make up, các cách làm, vv.... thật sự khó khăn đó! Nhưng rồi, đơn giản mua một bộ make up, rồi mày mò tìm hiểu, nhận được kết quả vui, mình hào hứng có động lực hơn. Nhưng mặc dù có những cách trang điểm cầu kì hơn, mình chưa biết làm, nhưng mình vẫn lười chưa học. Nhưng đơn giản, rồi khi mình học được, mình sẽ vui vẻ và tiếp tục làm. 

Đơn giản là chỉ cần bắt đầu mà thôi! Không cần nghĩ tới sự thất bại hay khó khăn hay sự khác biệt, hay sự đánh giá. 


Tóm gọn những mẹo cho bản thân 


- Đặt mục tiêu 1% mỗi ngày
- Làm bất cứ điều gì mình muốn, từ cái đơn giản nhất. 
- Dành 1h mỗi ngày để làm việc mình cần làm
- Đặt ra 3 ưu tiên hàng đầu, dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, bạn cũng sẽ làm. Đó có thể là ưu tiên trong tháng, trong tuần, hoặc ý chí hơn, đó là ưu tiên hàng ngày. 
- Nếu mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, sau đó quay lại. 
- Để tạo thói quen mới, hãy ít nhất duy trì 66 ngày. 

Chỉ cần bắt đầu thôi!

Đó là sự bắt đầu! Đừng sợ những bắt đầu đơn giản

Mục tiêu không phải là mỗi ngày làm một điều gì đó, mà là xây dựng một thói quen mới, là sự tiếp tục làm!

Mình sử dụng video của một cậu bạn mà mình thấy khá thú vị, chân thật và hữu ích. Cậu ấy có cái đầu khá lí trí, và một cách tuyệt vời, bổ trợ cho những suy nghĩ mộng mơ trên trời của người não phải. 

https://www.trantrongduc.com/


2. Tính kỷ luật khi xây dựng thói quen nhất quán

 Giả sử bạn muốn có những thói quen nhất quán hơn, điều gì sẽ phá vỡ sự kiên định với thói quen này?

Đây là một số lý do thường gặp:

- Không tạo khoảng trống cho nó trong ngày (mong đợi mọi thứ đến dễ dàng mà không hoàn toàn cam kết với nó).
- Không tận hưởng thói quen (mong mọi thứ trở nên thoải mái và vui vẻ).
- Không làm tốt như bạn đã hy vọng và nản chí (mong đợi rằng bạn sẽ thật giỏi).
- Bỏ lỡ một vài ngày và nản lòng (kỳ vọng rằng bạn hoàn toàn kiên định).
- Từ chối thực hiện nó khi bạn có việc khác phải làm (kỳ vọng rằng bạn không phải hy sinh điều gì khác để thực hiện thói quen này).


Đừng vội nản lòng chỉ vì bạn chưa thể làm tốt như bạn kỳ vọng

Bạn có thể xây dựng tính kỷ luật trong việc hình thành các thói quen bằng cách:

- Dành thời gian: Hãy cam kết thực hiện thói quen này trong thời gian đó.
- Thực hiện thói quen: Để ý xem bạn có cảm thấy điều gì cản trở hay không và cứ kiên định.
Bạn thậm chí có thể tận hưởng thói quen và tìm thấy niềm vui khi thực hiện nó, nếu bạn từ bỏ kỳ vọng về sự cầu toàn.
Làm điều đó vào ngày hôm sau, cứ như thế.
Nếu bạn bỏ lỡ một ngày, chỉ cần bắt đầu lại, từ bỏ những kỳ vọng về bản thân.
Nếu bạn đang phải vật lộn với cảm giác mệt mỏi và không muốn làm điều gì đó, thì điều này là do sự kỳ vọng rằng bạn sẽ không mệt mỏi và không phải làm những việc bạn không thích. Hãy buông bỏ điều đó nhé!

Càng muốn lên cao, bạn càng phải đi chậm. Sự kỳ vọng thường thôi thúc chúng ta nhanh chóng về đích, và đó là lý do chúng ta kiệt sức

Bạn sẽ nhận thấy rằng không điều gì đảm bảo rằng thực hiện nhiệm vụ hoặc thói quen sẽ dễ dàng, thoải mái, không sợ hãi hoặc mệt mỏi. Trên thực tế, có nhiều khả năng những kẻ phá bĩnh này sẽ đến với bạn ngay lập tức, khi bạn thực hiện nhiệm vụ hoặc thói quen. Điều đó không sao, thực tại vốn thế. Vì vậy, hãy đặt xuống gánh nặng kỳ vọng ngàn cân, quay về những gì đang xảy ra tại thời điểm này và tiếp tục với nó.

Quả thật, đường đến thành công luôn có nhiều cam go, và chuẩn bị hành trang đúng đắn là điều rất quan trọng. Bạn cần động lực, sau đó là sự chăm chỉ, kiên trì, kỷ luật. đừng để những kỳ vọng ghì bạn lại. Đừng áp lực về đích đến, vì bạn có thể luôn tận hưởng con đường, và đó là một trải nghiệm rất đáng giá.

Hãy tận hưởng con đường, thay vì đích đến

Nguồn tham khảo

The Simplicity of Discipline: Thriving Without the Baggage of Expectations https://zenhabits.net/simple-discipline/ Ngày truy cập: 1/8/2020



Nếu bạn cảm thấy mình dễ nghiện, dễ phụ thuộc, không có ý chí động lực, hãy tìm hiểu về cơ chế vận hành và sự thật đằng sau hành động đó là gì 

https://meolangthangngaymua.blogspot.com/2020/04/vuot-qua-su-ki-vong-o-noi-nguoi-ban-yeu.html 

https://meolangthangngaymua.blogspot.com/2020/12/tai-sao-con-nguoi-ta-lai-nghien.html

https://meolangthangngaymua.blogspot.com/2020/10/suc-quyen-ru-cua-phim-anh.html

1 nhận xét:

Sự học nói...

Bài viết rất hay, cụ thể và phân tích sâu nhiều vấn đề, tôi thấy đây là những điều người trẻ đặc biệt là thế hệ ngày nay gặp phải, tôi nghĩ bạn có thể nghĩ về việc viết sách cho các bạn trẻ như này, thực sự thú vị