Hiển thị các bài đăng có nhãn phim. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phim. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Film Jules et Jim (1962) Phim Pháp cổ điển lãng mạn

Jules et Jim (1962) - Francois Truffaut là bộ phim mình chọn để phân tích trong cours học về cinema và cũng là một tác phẩm kinh điển nhập môn phim ảnh Pháp trong Làn sóng Mới cổ điển, bên cạnh La belle et la bête de Jean Cocteau (1946) - đây là hình ảnh thu nhỏ của loại hình điện ảnh đột phá bắt nguồn từ châu Âu trong những năm sau chiến tranh đến những năm 1960.

Francois Truffaut là một đạo diễn/tác giả Pháp nổi tiếng với sự đóng góp không nhỏ cho lịch sử điện ảnh. Ông chính là người đặt nền móng cho thuyết tác giả (auteur theory) trong điện ảnh, cho rằng người đạo diễn là chủ thể duy nhất của một bộ phim. Trào lưu Làn Sóng Mới (Nouvelle Vague) cũng chính do ông khởi đầu với bộ phim 400 Blows (1959). Bên cạnh những tác phẩm về tình yêu và cuộc sống đầy suy tư như Shoot the Piano Player (1960), Jules and Jim (1962), ông còn có những bộ phim hài phản ánh nghiệp làm phim như Day for Night (1973). Pocket Money (được biết đến ở Bắc Mỹ với tựa Small Change) xoay quanh những trò chơi của một nhóm trẻ con ở thị trấn Thiers, Pháp.

Điện ảnh Pháp thường được coi là một trong những nền điện ảnh lãng mạn nhất trên thế giới nên nội dung phim cũng đơn giản liên quan đến một mối tình ba người trẻ tuổi ở Paris trước chiến tranh

Nhân vật phim

protagonistes

identité

adresse

âge

profession

situation personnelle

physique

caractère

relations 

Jules

Autrichien

Allemange


chercheur

(entomologiste) 


Petit, rond, cheveux blonds

doux, patient, stable, gentil

-Le mari de Catherine

- l’ami proche de Jim

Jim

Français 

Paris 


écrivant


Grand, mince, cheveux noirs

amoureux, indéterminé

-L’amant de Catherine

- l’ami proche de Jules

Catherine

Français 

Paris 


photographie


Mince, belle, moyenne

Séduit, naturelle, rebelle, instable

-La femme de Jules

- La petite copine de Jim



Delicious [Délicieux] - Nghệ thuật ẩm thực pháp [ review phim]

 Delicious [Délicieux] - Liên hoan phim Pháp Alliance Française 2021.

Hôm mình xem phim, thú thực trong rạp toàn những ông bà lớn tuổi, họ vui thú, cười khúc khích, và bình luận những câu hoặc trang nhã hoặc hóm hỉnh, hoặc nhạt nhẽo về bộ phim.

Ồ, khoai tây kìa 

Ông ta sướng như vua nhỉ

Cô ấy làm món gì thế

Ôi, tay anh ta bốc cháy rồi!

........ 

Không biết mình có nên nói đây là một bộ phim rất Pháp, cường điệu và sự tinh tế tao nhã đến mức độ nhạt và chậm rãi quá mức so với cuộc sống bình thường? 

Thú thực mình xem phim vì affiche màu ảnh đẹp quá và sự bày biện nhìn rất đẹp, rất vào mắt!

Và những gì mình nhớ là, cảnh quay siêu đẹp, khung cảnh rất nên thơ, từ bàn ăn trang hoàng cho đến thôn quê, ngôi nhà nhỏ trong tuyết trong nắng, bếp lửa và bàn ăn,... và nghệ thuật ăn uống ở Pháp, nhân vật nam nữ chính là người đã quyết định thành lập nhà hàng đầu tiên ở Pháp, đưa ra thực đơn mà đến ngày nay vẫn còn tồn tại với khai vị, ăn chính và tráng miệng, thay vì bày bừa phứa đồ lên bàn, hoặc đơn giản nhạt nhẽo với soupe, bánh mỳ và phomai. Ẩm thực cũng từ đây là dành cho tất cả mọi người, thay vì tầng lớp quý tộc. 

Ahed’s Knee - phim Israel

Một bộ phim điện ảnh chính kịch của Israel được tham dự liên hoan phim Canne 2021, thực sự rất nghệ thuật, ẩn ý :)) 

Mình biết đến Israel qua 2 tác phẩm người đua diều (tiểu thuyết) và giờ là Ahed’s Knee (phim), cả 2 đều mang đến cảm giác rất bức bối và khó chịu, khơi gợi sự cảm nhận bế tắc, bất lực và mệt mỏi của kiếp người không tự do và bị rẻ rúm. Cảnh quay trong Ahed’s Knee luôn là những cảnh đóng gói với khung hình nhỏ hẹp, cảm giác gò bó tù túng hoặc là cảnh rộng với hình ảnh con người nhỏ bé, đôi khi đạo diễn còn thích sử dụng những chuyển cảnh đầy lộn xộn, rung lắc, xập xình theo tiếng nhạc, theo nhịp tim. 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Phim kinh dị Hàn Mother 2009 [ review dưới góc nhìn tâm lý]

Đạo diễn của “Mother” (2009) Bong Joon Ho, chính là người đã làm nên bộ phim đình đám  “Parasite” (2018).  Cũng giống như bộ phim Memories of Murder năm 2003 của Bong Joon Hoo, một sự lật đổ dí dỏm của thể loại thủ tục pháp y. Bong Joon-ho là một trong những đạo diễn sâu sắc về tâm lý, cứ như thể bạn sẽ có nhiều câu hỏi ở cuối phim hơn so với lần đầu tiên bắt đầu, khiến bạn lo lắng từ bên trong vậy, đôi khi là cả thất vọng và suy nghĩ về bản chất con người. 

Bộ phim kể về hành trình bà mẹ đi tìm kẻ giết người để bào chữa cho đứa con bị tâm thần của mình. Bên cạnh câu chuyện bảo vệ đứa con trai, Mother đã khai thác thành công mối quan hệ mẹ – con và tâm lý của một bà mẹ nghèo khổ.

Bộ phim cũng có khá nhiều cú twist khiến ta phải suy nghĩ, đừng vội nghĩ theo những cảm quan và "lẽ thường là thế". Bộ phim cũng đặt cho chúng ta những câu hỏi suy tư, giữa tình thân và lẽ phải, giữa thiện và ác, đôi khi không phải là thứ ta muốn là chọn được, cuộc sống là những phút giây đầy bất ngờ mà con người luôn phải ứng phó ngay khoảnh khắc ấy. Đây là điều tôi yêu thích trong các tác phẩm của Bong, luôn đặt câu hỏi về điều gì thực sự quan trọng, hay điều thiện và điều ác thực sự được phân biệt như thế nào. Nó giống như không có gì thực sự là hoàn toàn tốt, hoặc hoàn toàn là xấu xa. Như chúng ta thấy ở Mother , sự sa đọa có thể được tìm thấy ngay cả trong những việc làm tốt như bảo vệ đứa con của mình. Và dù khó có thể thừa nhận, chúng ta có thể thừa nhận rằng có một phần trong tất cả mọi người có thể sẵn sàng vi phạm nếu điều đó có nghĩa là bảo vệ người mà chúng ta yêu quý. 

Học thuyết tâm lý Freud 

Học chuyên ngành tâm lý học, Freud không hẳn là người tôi yêu thích nhất, với tất cả những tuyên bố gây tranh cãi. Nhưng quan điểm của Freud rất hấp dẫn trong thế giới văn học và điện ảnh. "Mother" giống như một mẫu sách giáo khoa của phân tâm học Freud. 

Bạn có thể đã biết một chút về khái niệm khét tiếng về phức hợp Oedipus, một hiện tượng tâm lý mà người con trai nảy sinh ham muốn tình dục với mẹ của mình. Tất nhiên, bản chất tai tiếng của tuyên bố này dễ bị giật gân và hiểu sai. Nhưng chính xác hơn, lý thuyết phân tâm học sử dụng Freudian và các khái niệm tâm lý học khác để đọc và giải thích chủ đề, trong trường hợp này là bộ phim. Và theo lý thuyết phân tâm học văn học, phức hợp Oedipus có thể chỉ đơn giản là đề cập đến một mong muốn dưới bất kỳ hình thức nào.

Mong muốn này có thể là quyền lực, danh vọng hoặc tình yêu, không nhất thiết phải là tình dục. Trong nỗ lực hiện thực hóa những mong muốn này, xung đột có thể nảy sinh. Thông thường, người yếu hơn và người phụ thuộc nhiều hơn là người phải quản lý và giải quyết xung đột này, đó là lý do tại sao người ta thường là trẻ em với sự phức tạp. 

Nhưng trong kiểu thời trang điển hình của Bong, Mother lại lật tẩy điều này. Thay vào đó, có sự đảo ngược các vai trò, nơi người mẹ là người phải đương đầu với việc con trai mình lớn lên và trở thành con người của chính mình.

Trong Mother , người mẹ giấu tên của Do-joon 'mong muốn' con trai mình - bảo vệ và chăm sóc anh ta. Tình yêu hống hách của bà dành cho Do-joon đang trở nên non trẻ, ngay cả khi xem xét thực tế rằng anh ta kém cỏi về mặt trí tuệ và xã hội. Việc bà ấy thậm chí không được đặt tên cho thấy rằng mục đích của bà ấy hoàn toàn xoay quanh con trai mình. 

Tình mẫu tử của người mẹ ấy là danh tính của bà . 

Người mẹ bị dày vò bởi nhu cầu bảo vệ Do-joon của mình. 

Khi anh ta lên năm tuổi, cô đã cố gắng đầu độc và giết anh ta với ý định tự sát để họ có thể “vui đùa trong vườn hoa của thiên đường” thay vì bị mắc kẹt trong cuộc sống khốn khổ của họ. Đây chính là điều mà nhà phân tâm học Jacques Lacan tuyên bố rằng mong muốn có thể làm gì đối với một cá nhân. 

 I love you, but, because inexplicably I love in you something more than you, I mutilate you. 

Tôi yêu bạn, nhưng, không thể giải thích được vì tôi yêu ở bạn điều gì đó hơn bạn, tôi cắt xén bạn. 

Jacques Lacan

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Boite noir - Black box - Hộp đen 2021 [ Review phim kinh dị Pháp ]

Hôm rồi, trong một ngày rảnh rỗi mà tự muốn thưởng cho bản thân một mình vui chơi, mình ghé vào rạp phim, vắng hoe bóng người, xem một bộ phim bất kì, chẳng hiểu vì sao chọn nữa, nhưng hóa ra cuối cùng lại là phim kinh dị hay là trinh thám, cảm giác cũng khá giống khi xem Thiên Nga đen Black Swan 2010, chẳng biết có được gọi là kinh dị không nữa. Còn phim này, xem xong mà ra ngoài đầu óc vẫn đảo điên với trò chơi âm thanh tần số của đạo diễn, mức độ kinh dị dù là nhẹ nhàng không hù dọa lắm. 

Nhưng thực sự mình vẫn ngạc nhiên và thích thú trước bộ phim kinh dị này của Pháp, bình thường trong suy nghĩ của mình phim Pháp khá nhàm chán và văn vẻ cơ.

Ngoài ra, cũng có một bộ phim kinh dị khác trùng tên tiếng anh Black Box được sản xuất năm 2020, cũng rất đáng xem, xem mà sợ hãi như hồi xem Get out vậy. 



Sau Người đàn ông lý tưởng (2014) , Yann Gozlan tái hợp với Pierre Niney trong Boîte Noire. Một bộ phim kinh dị mới nói về thế giới hàng không. Nói về phim ảnh chơi về âm thanh như vậy, không thể không nghĩ đến bộ phim xuất sắc của Antonin Baudry, Le Chant du loup - Song of the Wolf  (2019)

Với BLACK BOX , Yann Gozlan dường như cũng đang đi một con đường tương tự - cuộc chơi của âm thanh: con đường quanh co và mê cung của cuộc truy tìm sự thật trong một thế giới che giấu. 

Một vụ rơi máy bay? Tai nạn, tấn công hay âm mưu? Chuyện gì đã xảy ra thế ? Sự thật có nằm trong "hộp đen"?

Một cốt truyện được trau chuốt kỹ lưỡng, một anh hùng đáng mến, những khúc quanh co, tất cả được quay mà không rườm rà khó chịu, một công thức chiến thắng cho một bộ phim kinh dị xuất sắc.

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

FORREST GUMP: CẦN BAO NHIÊU TRÍ TUỆ CHO MỘT CUỘC ĐỜI HẠNH PHÚC?

“ - Tại sao anh lại chạy vậy, anh chạy vì hòa bình thế giới chăng? Anh làm điều này vì những người vô gia cư à? Hay anh chạy vì quyền phụ nữ? Hay là vì môi trường? Hay vì động vật?
- Chỉ là tôi thấy thích chạy thôi!”


Những năm 80, 90 của thế kỉ XX, trào lưu “phản trí” (Anti-intellectualism) bắt đầu nhen nhóm tại Hoa Kỳ, khởi nguồn từ cuốn sách đoạt giải Pulitzer có tựa đề “Anti-intellectualism in American Life” (1963) của nhà sử học Richard Hofstadter. Trong tác phẩm của mình, Richard Hofstadter đã đưa ra khái niệm về tư tưởng “phản trí” của một nhóm trung lưu chống lại các đặc quyền của tầng lớp “élite” (tinh hoa) của Mỹ thời điểm đó. 

Đó là xu hướng chống lại các học thuyết hiện đại đang ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và rườm rà, đến gần với sự “tối giản hóa” trong tư duy để nhìn nhận lại sự vận động của lịch sử văn hóa và xã hội Mỹ một cách đơn giản, nhẹ nhàng và nguyên sơ nhất.

Cùng với trào lưu này, những năm 80 của thế kỉ trước, các nhà làm phim của Hollywood đã nắm bắt rất nhanh tư duy của thời đại, một loạt các tác phẩm thuộc thể loại “Anti-intellectual movies” (Điện ảnh phản trí) đã ra đời trong giai đoạn này như: The Shawshank Redemption, Pulp Fiction… và tiêu biểu hơn tất cả, đó chính là Forrest Gump.


Forrest Gump là bộ phim điện ảnh của đạo diễn Robert Zemeckis được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của Winston Groom. Phim được công chiếu lần đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1994, với sự tham gia diễn xuất của các ngôi sao: Tom Hanks (vai Forrest Gmp), Robin Wright (vai Jenny Curran), Gary Sinise (vai Trung úy Dan), Mykelti Williamson (vai Bubba) và Sally Field (vai mẹ Forrest) .



Phim là câu chuyện về cuộc đời của cậu bé Forrest Gump bị thiểu năng trí tuệ, đứa con trai tội nghiệp của người mẹ đơn thân tại vùng Greenbow, Alabama nước Mỹ. Câu chuyện trải dài từ khi cậu còn nhỏ tới khi trung niên và trở thành một người cha. Với chỉ số IQ bằng 75 và các khớp xương cột sống bị cong vẹo, phải sử dụng nẹp chân để di chuyển nên thời đi học, Gump bị bạn bè xa lánh, giễu cợt, thậm chí bị tấn công. Tuy nhiên, với trí tuệ ngây thơ, đơn giản, cùng sự yêu thương của người mẹ, và một trái tim nhân hậu, Gump đã biến những bi kịch đời mình thành những giá trị lớn lao, anh tạo ra những kì tích từ chính những điều vô cùng bình thường, bé nhỏ, mà anh có.

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Phim ngắn youtube

Tổng hợp phim hoạt hình ngắn ý nghĩa trên Youtube


La luna




The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore




Party cloudy






Father and Daughter







Destiny



Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

Midnight in Paris- Trốn chạy thực tế hay sự đồng điệu?

Nhắc tới Paris, người ta nghĩ ngay tới những tình cảm lãng mạn bay bổng nồng cháy nhưng ở đây không phải câu chuyện một chàng trai dạo bộ trên đường phố Paris hoa lệ rồi va phải một người con gái đẹp tuyệt trần rồi phải lòng cô và hai người có kết thúc viên mãn. 

Đây là một bộ phim sâu sắc hơn thế, nó nói về sự cô đơn, bản thể, sự đồng điệu, hình ảnh bản thân, ước mơ,sự nghiệp, thành công, cuộc sống, sự trốn chạy..... đó là câu chuyện về chàng trai đi tìm chính mình, thời đại mình đang sống, cô gái mình muốn sống cùng, sự lựa chọn và ý nghĩa của nghệ thuật. 

Phim có chút kì ảo, chút vui sướng, chút buồn bã, chút suy tư. Nếu bạn mong chờ một bộ phim thực sự, có mở đầu, cao trào, kết thúc, thì bạn cũng phải tự nhủ với bản thân, hãy kiên nhẫn để xem hết được bộ phim này. Cốt truyện đơn giản này hoàn toàn phù hợp với phong cách cổ điển của Woody Allen. Điểm tích cực là hình ảnh Paris đẹp đẽ thân thuộc, điện ảnh hoài cổ, và cốt truyện vô cùng thông minh.

CHUYẾN PHIÊU LƯU Ở PARIS

Phim bắt đầu với hơn 2 phút chỉ hình ảnh Paris và âm nhạc lê thê, không lời bình, không ý nghĩa gì. Nhưng đó lại là những hình ảnh rất quen thuộc với ai đã sống ở thành phố hoa lệ này, từng địa điểm, từng cung đường,... nó như gợi nhớ con người ta về cuộc sống thân thương, giống như hình ảnh Hà Nội trong trái tim mỗi người dân Hà Nội vậy, chạm vào cái gì cũng là quá khứ vàng son, là sự thân thuộc đến thân thương. Mạch phim cũng chậm rãi lê thê như cách mà chàng trai cứ tà tà đi bộ, qua từng cung đường, gặp từng con người, ngay cả khi chia tay, mâu thuẫn, cũng không có căng thẳng mà vẫn là những lời tranh luận hay cảm thán đầy sâu sắc triết học.

“Nếu bạn đủ may mắn được sống ở Paris khi còn trẻ thì dù bạn đi bất cứ đâu trong suốt quãng đời còn lại của mình, nó sẽ ở lại với bạn, vì Paris là một bữa tiệc cảm động,” Hemingway viết trong cuốn “A Moveable Feast”, cuốn hồi ký của ông. được di cảo vào năm 1964.

Hãy đắm mình trong bầu không khí hoài cổ tại các quán café nổi tiếng nhất Les Deux Magots, Café de Flore, Le Precope, Brasserie Lipp và Café Bonaparte, trong tiệm sách  Shakespeare and Company nổi tiếng ngay bên kia sông Seine từ Nhà thờ Đức Bà.....

Paris còn có Deyrolle —có lẽ là một trong những cửa hàng khác thường nhất ở Paris — là bối cảnh siêu thực hoàn hảo cho chuyến phiêu lưu lúc nửa đêm của Gil ở Paris. Được thành lập vào năm 1831, cửa hàng này có từ thời các Vua và Hoàng hậu Pháp. Tầng trệt của Deyrolle đã được chuyển đổi thành một cửa hàng làm vườn sang trọng có tên Le Prince Jardinier.

Đó còn là VƯỜN CỦA MONET Ở GIVERNY, nơi Monet đã tạo ra rất nhiều bức tranh hoa súng đẹp như mơ của mình. Đó còn là HOA LOA KÈN NƯỚC CỦA MONET TẠI L'ORANGERIE, BẢO TÀNG RODIN, CUNG ĐIỆN VÀ VƯỜN VERSAILLES, chợ trời Paris nổi tiếng LES PUCES DE SAINT-OUEN  tọa lạc tại Porte de Clignancourt nơi Gil và Inez đến thăm (Trong khi mua sắm ở đây, Gil gặp Gabrielle, một phụ nữ thân thiện bán đồ cổ và đồ lưu niệm, người có chung niềm đam mê với âm nhạc và nghệ thuật của Paris những năm 1920). 

Đó còn là KHU PHỐ LATIN với nhà thờ Saint Etinne du Mont 

Cuộc phiêu lưu vào ban đêm của Gil vào Paris của những năm 1920 bắt đầu ở Khu phố Latinh, nơi anh bị lạc vào một đêm. 

Khi anh ngồi xuống bậc thềm của nhà thờ Saint Etienne-du-Mont gần Điện Panthéon ở quận 5, một chiếc xe hơi cổ điển kéo đến và một nhóm những người thích tiệc tùng trong trang phục của những năm 1920 mời anh vào trong. 

Hết lần này đến lần khác trong phim, anh trở lại cầu thang nhỏ này ở phía Saint Etienne-du-Mont vào lúc nửa đêm để du hành ngược thời gian. 

Hẳn những người thích lãng mạn cũng sẽ muốn ngồi trên bậc thang đó, đếm từng tiếng chuông nhà thờ đến 12h đêm để được thử một lần có chuyến phiêu lưu thú vị như vậy. 

Từ điện Patheon hay phố Mouffetard, đi về phía sông Seine là hàng loạt địa điểm thú vị, các boutique kiosque sách LES BOUQUINISTES dọc sông, và khu bờ sông rộng thênh thang lúc nào cũng đông người ngồi chill chill từ sáng tới tối (LES QUAIS DE SEINE) 

Một địa điểm về đêm tuyệt vời nữa là PLACE DAUPHINE gần với nhà thờ Đức Bà, COUR DU COMMERCE SAINT ANDRE (Khu Odeon) 

PONT ALEXANDRE III, view ngắm tháp Eiffel tuyệt đẹp AVENUS DE CAMOENS (metro 6, bến Passy) 

Vào cuối Nửa đêm ở Paris , Gil gặp lại Gabrielle và đề nghị dẫn cô về nhà trong mưa. Woody Allen nắm bắt được sự kỳ diệu và lãng mạn của Paris trong mưa khi họ đi bộ qua Pont Alexandre III, một trong những cây cầu đẹp lộng lẫy nhất bắc qua sông Seine.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

The Intouchables - Những kẻ bên lề

Có thể cái tên này không đặc biệt ấn tượng với bạn, bạn cũng chẳng hiểu được, sao lại là bên lề, tại sao lại ngoài cuộc?

Thực sự, khi tiếp xúc với những người yếu thế và khuyết tật, bạn mới hiểu được cảm giác bên lề ấy, họ không như người bình thường, họ thiếu những điều người bình thường có, nhưng họ lại cũng có những đặc quyền khác người thường, điều đó làm họ khác người. Người phải ngồi xe lăn và người đến từ khu ổ chuột thành phần ngoài xã hội, cả hai đều có những khó khăn để có thể sống tốt và hòa nhập vào xã hội mà đang và đã gạt họ ra như một sinh vật bình thường.

Có những khoảnh khắc bất lực mà chính bạn, nếu không ở trong hoàn cảnh đó thì không cảm nhận được, nhưng một khi đã hiểu thì bạn sẽ rất đồng cảm và thấy được cảm giác xúc động mà bộ phim mang lại.

Philippe giàu có, bị liệt tứ chi, tìm kiếm một người chăm sóc mới. Driss, một thanh niên người Senegal mới ra tù, sau đó đi phỏng vấn xin việc nhưng chỉ để được ký vào một tờ giấy để được trợ cấp thất nghiệp. Không có kinh nghiệm, cũng chẳng có mong muốn làm việc nhưng cuối cùng anh lại được Philippe chấp nhận.

Ngay từ khi bắt đầu, tại sao Philippe lại nhận Driss, một thanh niên không đáng tin làm việc? Có lẽ chỉ vì có mỗi Driss coi ông như một người bình thường, không phải một người tàn tật đáng thương!

Trải nghiệm cá nhân của mình trong làm việc với người yếu thế, thì Driss thật sự là một người xứng đáng. Có một buổi học chúng mình có được nói chuyện với một nhân chứng bây giờ là người tàn tật sau tai nạn, cô không đi lại được và hoàn toàn phải nhờ sự trợ giúp cho mọi việc ngoại trừ nói và viết. Cô ấy vẫn đi học là làm giảng viên diễn thuyết. Dù cho cô ấy có giỏi giang và cố gắng như thế nào, vẫn có một bạn trong lớp giơ tay hỏi, "Bạn có ổn không? Tôi không biết làm sao mà bạn có thể sống được với tất cả những điều này, làm sao mà bạn có thể sống được vậy?". Thực sự lúc nghe câu đó, mình đã sock, rất sock, tại sao bạn có thể hỏi một ai đó rằng, sao mày vẫn sống được với một đống bùi nhùi hỗn độn như thế vậy? 

Tại sao vẫn còn sống? 

Tại sao thế? 

TẠI SAO LẠI KHÔNG SỐNG ĐƯỢC? 

Việc bạn đang rất khó khăn, ngập trong đống bùi nhùi, có xuất thân hèn kém, hay có quá khứ tồi tệ, vậy thì sao, tại sao lại không sống được, tại sao lại không thể sống và cố gắng trong hoàn cảnh tồi tệ? 

Có những người, sẽ chỉ luôn nhìn vào kết quả, mà không quan tâm tới việc người khác phải cố gắng, đau khổ nhưng vẫn sống như thế nào. 

Không phải thế giới luôn có một Driss đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, từ người đàn ông giàu có tàn tật đến người mẹ lạnh lùng đau khổ, đến đứa em hư hỏng đánh nhau, với anh, ai cũng là người đáng được yêu thương. Cũng không phải luôn luôn có một Philippe, luôn thấu hiểu cho người khác, chấp nhận, cởi mở và thoải mái với những điều khác lạ. 


Một bữa tiệc sinh nhật "nhàm chán" của giới quý tộc, Driss đã mở bài hát và nhảy, điệu nhảy nổi tiếng của Michael Jackson, một bữa tiệc cảm động và vui vẻ có thể truyền cảm hứng tới tất cả mọi người.

Philipe là 1 người đàn ông da trắng thượng lưu một doanh nhân thành đạt, có trí tuệ nhưng lại bị liệt toàn thân vì gãy 2 đốt sống cổ lúc chơi môn thể thao dù lượn mạo hiểm." Tôi được dạy để đứng trên đầu của những người khác!” Nhưng bên trong ông là một con người tuyệt vọng với những nỗi niềm chất chứa của một người giàu có nhưng bất lực với cuộc sống. 

Driss là 1 người đàn ông da đen, kiểu dân dưới tầng đáy xã hội điển hình ở Pháp, sống nhờ vào tiền trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ, không công việc, không ước mơ, không học thức, vào tù ra tội dễ như trở bàn tay, mẹ anh cũng chẳng quan tâm anh biến mất lúc nào và cũng chẳng chào đón anh về nhà làm gì. Nhưng ở Driss là bản năng mạnh mẽ, cố gắng sống sót đầy mạnh mẽ.

“Đôi khi, bạn phải bước vào thế giới của một ai đó để nhận ra điều bạn đang thiếu trong chính thế giới của mình…”

Và đây là một bộ phim dựa trên một câu chuyện, có thật!

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

TẶNG BẠN MỘT ĐOÁ HOA NHỎ MÀU ĐỎ [A Little Red Flower]

A Little Red Flower hay "Send You A Little Red Flower"  là phần thứ hai trong "Bộ ba cuộc đời" của đạo diễn Han Yan, và nó cũng là tác phẩm kế nhiệm "Get Out!" Sau "Mr. Tumor", câu chuyện cuộc đời lại được kể lại bằng ngôn ngữ điện ảnh. 

“Gửi cho bạn một đóa hoa nhỏ đỏ” có thêm ý nghĩa về sự trưởng thành, cuộc sống vô hạn và thanh xuân, bệnh tật, cái chết hữu hạn.  

Tặng cậu một đóa hoa nhỏ màu đỏ, nếu chúng ta lạc nhau giữa đám đông, chỉ cần cậu giơ tay lên, tớ sẽ nhìn thấy cậu.

Thưởng cho cậu một đóa hoa, vì lần đầu tiên tích cực chủ động 

Bạn nhỏ không được hoa đỏ nhỏ đáng thương quá đi!




Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Tình yêu chốn đô thị - Đi tìm tình yêu hay tìm chính mình [ review phim]

 



























Lovestruck in the City hay Tình yêu chốn đô thị là bộ phim truyền hình nói về tình yêu của những người trẻ, những người sống ở đô thị đông đúc, ngày ngày ăn mặc thời trang làm những công việc thời thượng, công sở. 

Bộ phim đã tạo được sức hút với dàn diễn viên nổi tiếng và nó cũng có sự tham gia của đạo diễn Park Shin-Woo, người đã tạo nên tác phẩm "Điên thì có sao" và nhà biên kịch, Jung Hyun-Jung, người đã viết những bộ phim truyền hình nổi tiếng như "Đó là lần đầu tiên" và "Phụ lục tình yêu".

Bộ phim xoay quanh 6 con người sống ở Seoul tương ứng với 3 cặp đôi từng yêu nhau trong quá khứ. 

Họ có cuộc sống bình thường với những chuyện tình, quan điểm về tình yêu vô cùng bình thường nhưng lại  thu hút. Ngoài những cảnh quay lãng mạng, hình ảnh đẹp, phong cách thời trang, yếu tố thời thượng tình một đêm, du lịch, sự nghiệp, khởi nghiệp,.... cách câu chuyện được kể cũng rất thú vị mới lạ, đan xen giữa phỏng vấn và phim giữa thực tại và hồi tưởng, vì nội dung tâm lý nhân vật cũng rất hay ho và này nọ. 

Đây đơn giản là câu chuyện tình yêu, nhưng cũng là câu chuyện về sự khác biệt của mỗi cá nhân, mà mỗi nhân vật nữ trong câu chuyện lại là một điểm hấp dẫn với tính cách và con người khác hẳn nhau. 

YOON SEON-AH/LEE EUN-OH ( được đóng bởi Kim Ji-Won) nữ chính của phim.

Lee Eun Oh là một phụ nữ bình thường, hiền lành ngốc nghếch vì biến cố bị chồng chưa cưới phản bội và mất việc, đã quyết định đi du lịch, lấy tên mới và biến bản thân thành Yun Seon Ah tự do và tự tại. Cô ấy đi đến một nơi xa xôi do thôi thúc và yêu Jae-won dưới thân phận mới này. Seon A hoạt bát, năng động, luôn tươi cười, chủ động, điên rồ kiểu cô gái du mục phóng khoáng, quả quyết, gần như đối lập với hình ảnh Lee Eun O “bình thường”. Jae won yêu cô gái này, mạnh mẽ, sôi nổi, dũng cảm, như ánh mặt trời ở biển cả, nơi hai người đã gặp nhau. 

Park Jae Won (Ji Chang Wok) nam chính của phim, hình ảnh nam thần tỏa sáng không thể lu mờ, ngoài đời ai cũng sẽ say mê anh chàng như điếu đổ, đẹp trai, tài giỏi, thông minh, giàu có, thành đạt,.... anh chàng chẳng thiếu một thứ gì, thậm chí anh chàng còn chẳng mắc chứng bệnh tâm lý nào cho ra dáng mấy anh tổng tài rồi nam chính tiểu thuyết cả. Điều duy nhất vô lý nhưng cũng là vấn đề của anh ta, đó là một người quá lãng mạn si tình, anh ta không thể quên một người phụ nữ nào đó, vì vậy anh nghiện rượu và thường xuyên say bí tỉ chẳng biết gì nữa cả. 

Park Jae Won, chúng ta cũng tìm thấy sự đồng cảm ở anh, cảm giác bị phản bội, cảm giác bị lừa dối, cảm giác bị bỏ rơi, cảm giác đau khổ, tuyệt vọng rồi lại bình tĩnh và tỏ ra rằng mọi thứ vẫn ổn. 

Trong khi kể câu chuyện rằng sự chờ đợi đã trở thành một thói quen, anh ấy cũng thể hiện sự khao khát ngày càng lớn, hỏi những câu hỏi với nước mắt và khuôn mặt buồn bã, “Bạn sống tốt chứ? Có thật không?". Anh ấy cũng bình tĩnh thể hiện cảm xúc bị tổn thương của mình, nói, “Tôi đang bị hủy hoại mỗi ngày,” anh ấy rơi nước mắt đau khổ và buồn bã, nói, “Tại sao cô ấy không liên lạc với tôi? Em sẽ biến mất một lần nữa. Đừng đi.". 

Ai có thể từ chối một người hoàn hảo đến vậy? 

Có đó, người sợ rằng mình không đủ xứng với anh. 

Anh quá hoàn hảo đối với Eun Oh, nên cô chỉ coi đó như một giấc mơ thoáng qua giữa mùa hè mà không dám bước tới bên anh. 

Giống như chúng ta, trong cuộc sống bình thường này, chỉ dám thương thầm yêu thầm một ai đó mà ta cho rằng quá tốt so với chúng ta. 

Giống như chúng ta, trong cuộc sống vội vã này, ta vội vã đi qua nhau, nhanh chóng lãng quên nhau và tất cả chỉ còn là kỉ niệm một tình yêu. 

Giống như việc chúng ta đôi khi cũng làm như vậy, tự nhủ, quên đi tất cả quá khứ, ta sẽ trở thành một phiên bản mới và làm lại từ đầu, nhưng con người khi đó có thực là cô ấy không và dù thay đổi môi trường, nhưng con người bên trong vẫn là chúng ta, thì chúng ta có thoát khỏi những vấn đề của bản thân mình để bắt đầu không? Cô xấu hổ để thừa nhận những mất mát và thất bại với bạn bè của mình, cũng xấu hổ và sợ hãi để bước tới một tình yêu. Có lẽ với cô, dũng cảm thừa nhận những điểm yếu, những mặt xấu hổ của bản thân là điều khó khăn nhất.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Soul linh hồn đi lạc 22, khi ước mơ không phải để theo đuổi [ review phim]









Soul là một bộ phim rất đỗi nhẹ nhàng, tựa như một bản nhạc Jazz . Bản nhạc Jazz ngẫu hứng như chính là nó vậy, cất lên từ cuộc sống và vì cuộc sống, không khuôn phép, không giáo án định sẵn. 

Soul nhắc nhở chúng ta với sự quyến rũ và độc đáo tuyệt vời rằng điều cơ bản là tận dụng thời gian để hưởng thụ cuộc sống và sống với tốc độ tối đa, thay vì mắc kẹt trong những niềm tin đôi khi ảo tưởng và sai lầm

Nội dung của Soul – Cuộc Sống Nhiệm Màu

Soul là một bộ phim hoạt hình ca nhạc do Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phân phối,  bởi đạo diễn bởi Pete Docter ( người đã rất thành công ở cả 3 bộ phim đầu tiên: Monsters Inc, Up và Inside Out) và đồng đạo diễn bởi Kemp Powers (người đã góp công khiến nhân vật gốc phi Joe hiện lên đầy chân thực và sống động). 

“Về cơ bản, tôi cảm thấy mình sinh ra để làm phim hoạt hình nhưng có những ngày tôi tự hỏi, ‘Thật sao? Phim hoạt hình? Đây có thực sự là điều tôi phải làm với quỹ thời gian có hạn của mình trên Trái Đất không?’
Trên thực tế, trong những thời điểm đen tối gần đây, tôi tự hỏi bản thân về những điều này. Nếu được lựa chọn, tôi có quyết định sinh ra và sống không? Thực sự, chính suy nghĩ đó, cuộc đấu tranh đó, đã trở thành cốt lõi của bộ phim Soul.”

Soul thông qua câu chuyện về một linh hồn không muốn sống gặp một linh hồn không muốn chết để thể hiện một cách ấn tượng quan điểm về nhân sinh và lẽ sống. 

Soul – Cuộc Sống Nhiệm Màu xoay quanh câu chuyện về một giáo viên trung học dạy nhạc tên là Joe Gardner (Jamie Foxx). Với tình yêu được ấp ủ bao lâu nay cùng niềm đam mê mãnh liệt dành cho nhạc Jazz, Joe luôn khao khát theo đuổi ước mơ trở thành một người nhạc sĩ thực thụ. Thế nhưng, vào lúc anh quyết định nghỉ việc và chuẩn bị cho giấc mơ âm nhạc của mình thì một tai nạn bất ngờ lại xảy ra. Linh hồn của Joe Gardner bị tách rời khỏi thể xác và đến với một thế giới mới.

Được xem như là một trung tâm bồi dưỡng, những linh hồn nơi đây được rèn luyện về nhân cách, suy nghĩ và cả những tật xấu trước khi đến với thế giới loài người. Ở đây, Joe Gardner vô tình gặp được một linh hồn mang số hiệu 22 (Tina Fey) – tâm hồn của một người không còn cảm nhận được ý nghĩa của việc tồn tại trên Trái Đất. Cả hai cùng kết thân với nhau và tìm cách đưa linh hồn Joe trở về với thân xác trước khi quá muộn. 


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Kiêu hãnh và định kiến _ Tình cổ điển

Kiêu hãnh và định kiến (Pride and Prejudice) – Jane Austen.


“Phù phiếm và kiêu hãnh là hai điều khác nhau, tuy rằng người ta thường xem hai thứ đồng nghĩa với nhau. Một người có thể cảm thấy kiêu hãnh nhưng không tỏ ra phù phiếm. Kiêu hãnh là khi ta có ý kiến về chính mình; phù phiếm là khi ta muốn người khác nghĩ về mình như thế nào.”

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Sự quyến rũ của phim ảnh

Emily In Paris đang là bộ phim bùng nổ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Pháp, hastag Emily in in reality rầm rộ trên các mạng xã hội. Giữa những luồng ý kiến chê bai series này đến thậm tệ thì đa phần những người trẻ say như điếu đổ trước vẻ đẹp, sự thơ mộng, nhẹ nhàng của bộ phim, và dù bị ghét hay không, không thể phủ nhận Emily đang làm mưa làm gió trên màn ảnh lẫn đời thực. 

Từ đó câu hỏi mình đặt ra là, tại sao chúng ta xem phim? Tại sao dù ghét chúng ta vẫn ngấu nghiến những series truyền hình lê thê hàng chục tập? Tại sao chúng ta lại nghiện phim ảnh? Điều gì hấp dẫn đến vậy trong những thước phim này?




Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Little women Nỗi sợ, tình yêu và tự do


Xin hãy chiến đấu mạnh mẽ đến cùng và đừng ra đi lặng lẽ

Tớ hạnh phúc với hiện tại và tớ quá yêu sự tự do của mình nên sẽ không vội gì mà từ bỏ nó.

Con cô đơn quá Jo!

Con cần được yêu, con muốn được yêu 

Điều đó không giống như con yêu ai đó 

Con biết 

Nhưng con cũng quá cô đơn I am so lonely

Little women được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Louisa May Alcott. Bộ phim chứa đựng một “không gian nữ tính” (female space) của những cô gái nhà March trong thời gian của cuộc Nội chiến Mỹ, tại thị trấn nhỏ Concord thuộc bang miền Bắc Massachusetts. 

Đó là câu chuyện về những ganh đua, hiềm khích giữa các chị em gái, là tình yêu gia đình, là khao khát hạnh phúc, và sự vật vã tìm chỗ đứng trong xã hội nam trị của những người phụ nữ không chỉ có trái tim yêu thương mà còn có trí óc và khao khát cá nhân riêng biệt.

Trong bốn phiên bản điện ảnh nổi bật nhất cùng nhiều phiên bản truyền hình khác, Little Women phiên bản năm 2019 có lẽ là bộ phim xuất sắc nhất, gây ấn tượng nhất từ dàn diễn viên hoàn hảo cho đến kịch bản táo bạo

“Tham vọng của phụ nữ thay đổi theo thời kỳ nhưng mưu cầu có được hạnh phúc riêng vẫn còn đó và họ xứng đáng đạt được”.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Trần Anh Hùng lát cắt điện ảnh đa diện tối giản

Trần Anh Hùng có lẽ là đạo diễn Việt Nam thành công nhất trong các đạo diễn đương thời mang dấu ấn quốc tế, mang cái nhìn của nghệ thuật mà không xa rời thực tế. Sự hài hòa Á Âu trong phim của Trần Anh Hùng tài tình đến nỗi xem Rừng Na Uy cứ nghĩ là phim Nhật, xem Éternité cứ nghĩ là phim Pháp, xem Xích lô cứ nghĩ là phim Trung. Tài năng không thể phủ nhận, cái tâm và tầm cũng chẳng có gì để bàn nhiều

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Cảm nhận phim The edge of seventeen


Lâu rồi, mình không viết, vì thực sự bận, nhưng cũng vì, tâm mình không còn yên bình cho những con chữ. Thi thoảng mình cũng xem phim, nhưng chẳng còn đào sâu vào phân tích cảm nhận cho sâu sắc nữa chứ :) Hôm nay, coi như mình muốn hoàn thành nốt câu chuyện này, chỉ vì, đôi lúc những điều gợi nên cảm xúc cần được nói ra, và dành cho những ai muốn cùng đồng cảm với mình thôi, khi mà chẳng có lấy 1 bài viết nhìn nhận chi tiết và sâu sắc về bộ phim, như nó đáng được.

Tất nhiên, vẫn tha thiết dưới góc nhìn tâm lý và tình cảm.

Bộ phim The edge of seventeen được dịch ra tiếng việt là tuổi trưởng thành, nhưng mình thấy cái tên ẩm ương tuổi teen cũng hợp với bộ phim lắm, nghe cái tên thôi là đủ hiểu về chủ đề của bộ phim, nói về những nỗi lòng rối loạn của tuổi trẻ rồi, khá giống với Lady bird, nhưng hình ảnh và âm nhạc của phim không xuất sắc được như vậy. Bộ phim có điểm u uất hơn, khi còn là một câu chuyện thực sự về trầm cảm ở tuổi mới lớn, không chỉ là sự nổi loạn của một cá nhân.


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Good Will Hunting - Cái giá để làm người tốt

Hội chứng người tốt, sống vì kì vọng của bản thân và kì vọng của người khác, dễ chịu hay đau khổ?

Bộ phim “Good Will Hunting” được đề cử dành cho các sinh viên học tâm lý và những người trẻ, những người đang đứng giữa ranh giới lựa chọn giữa thành công sự nghiệp hay tình cảm, những người đang băn khoăn không biết giá trị bản thân là gì, ý nghĩa cuộc đời là gì.

Chính kịch (1997)

Chủ đề: Tâm lý học xã hội và tâm lý học phát triển, điều trị, năng khiếu.

Diễn viên: Ben Affleck, Matt Damon, Robin Williams, Minnie Driver




Đối với tôi, cái tên bộ phim cũng rất đặc biệt, từng chữ một. Hunting gợi đến hình ảnh của chiến đấu, nghị lực, tinh thần. Will gợi đến tương lai, hi vọng. Good gợi đến điều tốt đẹp, thuộc về bản chất. 

Tôi thực sự liệt kê Good Will Hunting vào một trong những bộ phim làm thay đổi cuộc đời một cá nhân vậy, tôi sẽ nói về phim dưới góc nhìn tâm lý nhiều hơn. 

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

[Cảm nhận phim] Brooklyn - Nên lựa chọn điều gì?



Bộ phim Brooklyn (2015) đã được giải Oscar 2016 nhưng mình lại không xem, vì lý do nhìn poster quá sến súa tình yêu, mà quả thực bộ phim tràn ngập tình yêu, đến mức hơi sến thật, nhưng khi xem phim, bạn sẽ dễ dàng quên điều đó thôi, vì sự lôi cuốn của nó.


Mình xem Brooklyn sau khi xem Lady bird, nhờ vào diễn viên Saoirse Ronan (từng được biết đến với phim Atonement, The Lovely Bones, The Grand Budapest, và gần đây tất nhiên là Lady bird). Nói thêm là mới có 3 diễn viên khiến mình sau khi xem xong phim của họ, phải tìm các phim khác để xem, đó là Eddie Redmayne trong phim The Theory Of Everything (2014), The Danish Girl (2015), Les Misérables (2012),  Fantastic Beasts and Where to Find Them (2016),.... và Leonardo Dicaprio với The Wolf of Wallstreet, The great Gastby, Catch me if you can (2002), Titanic (1997)...