Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Viết cho Việt Nam năm 2021



10 giờ đêm, ngày 23 tháng 8 năm 2021, Hà Nội bước vào giãn cách lần thứ 3, mình chỉ có thể theo dõi những tin tức qua báo chí và tin tức, bên cạnh sự căng thẳng của chính trị và chiến tranh nội chiến trên thế giới,  câu hỏi về dịch bệnh từ Sài Gòn ra Hà Nội; từ Việt Nam tới Ấn Độ, Cuba,.... Cô bạn mình làm tình nguyện ở Sài Gòn, đã mấy tháng rồi, cứ xoay quanh xét nghiệm với vaccin mà không biết bao giờ Sài Gòn mới bình yên trở lại. Cô bạn khác thì quê Hải Phòng mà giờ không được về quê, đã mấy tháng rồi vẫn  cứ ở yên trong Nam, không về được quê mà cũng chẳng được đi đâu, và vùng quê nhỏ bé yên bình Thành Nam của mình vẫn như một vùng cách biệt mà người ta cũng chẳng nỡ phá vỡ cái sự quy củ yên bình ấy.... Trong cùng đất nước còn thế thì nói đâu xa đến những người ở xa xứ ở một đất nước khác muốn trở về, không có chuyến bay thương mại, hàng loạt khai báo thủ tục và nỗi sợ bị kì thị đổ tội, sự khác biệt về quan điểm sống và suy nghĩ.....

Mình vẫn thường tự hỏi, những chuyến dã chiến như vậy, đến bao giờ mới kết thúc, ban đầu người ta còn có thể hi vọng, ở một đất nước khác, trong một thành phố khác, còn có cơ hội sống sót mà không có dịch bệnh hay bệnh tật. Nhưng đã gần 2 năm trôi qua rồi, liệu ước muốn ấy có còn là hiện thực nữa không? Và tương lai còn mấy cái mấy năm khác nữa, thì liệu cứ cách ly tập trung, rồi giãn cách xã hội có tác dụng không? 

Giả sử câu chuyện ở Việt Nam, mọi người dân đủ kỷ luật chấp hành việc ở yên một chỗ, không hề có chốn chạy trèo tường vượt rào hay như thế nào đi nữa, mà gọi trong nghiên cứu là mẫu 100% đạt chuẩn đi ấy, thì cũng sẽ vẫn có một số bệnh nhân nặng không qua khỏi như chọn lọc tự nhiên thôi, bệnh nhân nhẹ được phục hồi , số ca mắc mới dần về 0. Và lúc này, tin vui là xã hội hoạt động bình thường trở lại. Nhưng, vẫn còn một chữ nhưng ở đây, là liệu nó có tự biến mất không, và những người chưa nhiễm bệnh bao giờ có bị nhiễm lại không, hay mầm bệnh vẫn tồn tại trong môi trường, và tồn tại trong những cơ thể người khỏe có đề kháng tốt? Khi Xã hội hoạt động trở lại, nguồn ủ bệnh lại biến dịch quay trở lại chu kỳ mới? Và hơn nữa, toàn cầu xã hội hóa ngày này, có thể ngăn cản con người từ đất nước này qua đất nước kia, giao lưu trao đổi văn hóa, kinh tế, du lịch.... hay trừ khi ta sẵn sàng biến mọi thứ thành hoang đảo, con người làm việc với nhau qua mạng lưới giao lưu internet - 3D và robot như trong những bộ phim viễn tưởng? 
Ngày nay, Việt Nam vẫn tiếp tục chống dịch, theo nhà nước phát động phong trào là vậy, vẫn phát huy cực tốt tính kỷ luật và cách phòng dịch toàn dân nhờ truyền thống chiến tranh tòan dân xuyên suốt của dân tộc. Toàn bộ hệ thống chính trị được đưa ra chống dịch: y tế, bộ đội, công an, dân phòng, cuối cùng là dân thường (chiến tranh toàn dân). Nhưng virus khác với ngoại xâm, chúng tân công liên tục 24/7/365 ngày, không có sức người, sức của nào chống chọi được lâu như vậy. Dù việc chống chọi là đúng đắn, toàn hệ thống vẫn phải thực hiện. Nhưng sẽ có lúc nguồn lực hết, khi mà ai cũng mệt mỏi, khi mà những chuyến bay cứu trợ bắc và nam, những chiến sĩ binh lính cũng mỏi mệt, thì nguồn lực mới ở đâu? Một cuộc chiến không hồi kết, có ai muốn tiếp tục? 

Vậy, câu hỏi đặt ra là, thế có phải giải pháp là vaccin như các nước phát triển giàu có đang hướng tới không? 

Mình tin rằng vaccin chỉ là giải pháp tạm thời, tạm thời với chủng 1 loài chưa biến chủng, tạo niềm tin, và tất nhiên bình ổn lại xã hội, đồng thời giảm nguy cơ khi đã có liều thử trước với virus. Nhưng vaccin có phải là giải pháp mãi mãi không? Câu trả lời chắc chắn là không, chúng ta có thể thấy rất nhiều biến chủng của virus trong 2 năm qua mà chẳng có thần dược nào theo đuôi mãi được, biến chủng Anh, biến chủng Ấn Độ và dự đoán biến chủng đầu 2022 sắp tới.....

Mình cũng không phải người có cái nhìn tích cực về bản chất con người và thế giới, càng âm mưu sâu, con ngươi càng làm hại nhau đau. Tương lai vaccin có trở thành một con cờ chính trị, một sản phẩm thương mại kinh tế, và thông tin cá nhân - thẻ vaccin có phải là công cụ quản lí, theo dõi mỗi cá nhân trong cộng đồng hay không? Đó là tương lai xa, nhưng nếu thành hiện thực, thì chúng ta cũng phải ngoan ngoãn cúi đầu nghe theo mà thôi, phục tùng nhóm và xã hội, cộng đồng là chức trách trách nhiệm của một công dân muốn tồn tại trong tập thể. 

Nhưng nếu không làm gì, thì có phải là bất lực trước hoàn cảnh? 

Chắc chắn sự biến đổi của virus là đi trước vaccin, vì vậy nếu ta phụ thuộc vào một loại thuốc bên ngoài mà không dựa vào chính bản thân, nâng cao nội hàm nội lực, thì bài toán đuổi theo virus sẽ còn dài lâu. 

Có lẽ, bệnh dịch và bệnh tật đã luôn là thứ song hành cùng sự sinh sôi và nảy nở của mỗi giống loài, cá thể. Câu hỏi bảo vệ tự nhiên, hay hòa thuận với thiên nhiên, nâng cao nguồn lực cá nhân, để mỗi cá thể đều khỏe mạnh có phải là câu trả lời tốt hơn hay không? 

Tất nhiên, mình chỉ là một cô gái bình thường, tiếng nói của mình không có trọng lượng vang vọng gì, nhưng trên góc độ quan điểm cá nhân của một người được tiếp xúc nhiều và trải nghiệm nhiều, cũng không phải là người chạy chối chết về tránh dịch hay vô ý thức khi thích đi mang mầm bệnh đến nhiều nơi hay như thế nào, mình nghĩ ai cũng có quyền lên tiếng nói, và bản thân mình cũng không phải ngoại lệ. 

Vì vậy, trách nhiệm với chính lương tâm của mình chỉ là cầm bút viết và chia sẻ với mọi người. 

Có lẽ có rất nhiều sợ hãi, lo lắng và thái quá và nghiêm trọng hóa trong câu chuyện này, nhưng đi từ những gì cơ bản nhất, sâu xa nhất của mỗi cá nhân thì chính chúng ta mới là người quyết định xem mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào! 



1. Thể chất
_Tự nâng cao đề kháng cơ thể, bằng cách uống đủ nước (uống ngụm nhỏ để nước đc thẩm thấu qua cấp độ tế bào, thanh lọc từng tế bào, đừng uống như là cụng ly beer 100%, nước đi thẳng xuống bàng quang ra ngoài luôn đấy)
_nền tảng cho sức đề kháng chính là khả năng vận hành của nội tạng. Muốn nội tạng khỏe, cần ăn ngủ điều độ, chừng mực, như sau:
Ăn vừa đủ, ko ăn quá no, sau 18h ko ăn, ai sau 12h ko ăn càng tốt. Luôn để nội tạng có quãng nghỉ trên 15 tiếng, để sự phục hồi đc diễn ra. Ăn nhiều, ăn bổ quá lúc này là tự sát.
_ tập các bài thể dục tại chỗ, như yoga, suối nguồn tươi trẻ, cực kỳ tốt cho khí huyết lưu thông. Tránh tập quá sức gây yếu nội tạng.
-
_ theo nhịp sinh học con người có khoảng 12h sống trong ánh sáng, 12h còn lại sống trong bóng tối. Con người thời nay vì ham học, ham làm, ham trải nghiệm...nên thời gian ánh sáng thường kéo dài thêm từ 4-6 tiếng, có người chỉ làm việc về đêm. Đó là điều vô cùng nguy hại và phi tự nhiên. Bạn hay nhớ lại giúp, có bao h bạn ngủ mà quên tắt đèn chưa, sáng mai dậy rất mệt, chóng mặt, mắt thâm quầng, đó là vì cơ thể cần 12 tiếng trong bóng tối để hồi phục đấy. Tắt đèn sớm nhé, ngủ luôn thì càng tốt.
2. Tâm trí
_ không phải ai mắc covid cũng chết, nên đừng bi quan. Hãy lạc quan, đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao sức đề kháng trước mọi loại bệnh tật.
_ tránh xem nhiều phim ảnh, chơi game, đó là những chương trình được thiết kế ra để làm đảo lộn cảm xúc con người. Lấy đi từ người xem rất nhiều năng lượng. Gây mệt mỏi thân, gây nghiện cho tâm. Đề kháng tự nhiên sẽ suy giảm vì 2 yếu tố này. Xem gì tích cực thì đc...
_ đọc các loại sách phát triển bản thân, học gì đó mới mẻ như ngoại ngữ, học vẽ, đàn, hát, học thiền...mấy cái đó nâng cao mọi khía cạnh của con người đấy
_ h bạn có nhiều thời gian hơn mọi khi, hãy tận dụng thời gian này nghĩ sâu hơn một chút về ý nghĩa cuộc đời mình: bạn sinh ra để lập gia đình? Hay để sinh con? Để làm giàu? Để nổi tiếng? Để du lịch thật nhiều? Để đc sung sướng?  Để phụng dưỡng cha mẹ? Để sống như xã hội ngoài kia muốn bạn sống...hay bạn còn cần một câu trả lời nào khác có ý nghĩa hơn!
_ cuối cùng, đừng sợ cái chết, bạn hãy thử một lần tìm hiểu về cái chết xem? Nó có đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ? Biết đâu nhờ câu hỏi đó, sẽ mở ra cho bạn một chân trời mới, mà covid thay vì là nỗi sợ, sẽ trở thành ân nhân của bạn đấy...
Trích từ Pháp Sơn. 

1 nhận xét:

bathiaicke nói...

Blackjack & Casino - JTM Hub
Blackjack is a fast-paced, simple, and fun casino 계룡 출장마사지 game that has 군포 출장마사지 a unique take 목포 출장샵 on classic card games like Pai Gow, Bridge 안성 출장샵 and more! 시흥 출장마사지