Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Ta balo trên đất Tây - Kinh nghiệm du lịch xách ba lô lên và đi


Bài viết tổng hợp các kinh nghiệm và thông tin du lịch Châu Âu, đặc biệt là Pháp của mình.

























1. Về phương tiện đi lại


Vé máy bay

Trang skyscanner, fly chep, google flights, mytrip.com, https://www.kayak.fr/, opodo.fr ..... 

Mua trực tiếp tại hãng cũng là 1 lựa chọn tốt, đặc biệt các dịp giảm giá nếu bạn săn được. 

# Đi máy bay giá rẻ nếu quãng đường di chuyển quá xa và đi xe bus thì mất quá nhiều thời gian:


Bay rẻ ở châu Âu là một chuyện rất bình thường vì có khá nhiều hãng giá rẻ với vé một chiều chỉ từ 5€. Nếu bạn không có nhiều đồ đạc thì đây là lựa chọn tuyệt vời để đi du lịch vòng vòng châu Âu. Các hãng giá rẻ gồm: Ryan Air, Wizz Air, EasyJet, Volotea, Eurowwings, Vueling,… có đường bay phủ khắp các nước châu Âu

Abonnement dành cho người trẻ
https://www.airfrance.fr/FR/fr/local/resainfovol/meilleuresoffres/carte-jeune-af.htm fbclid=IwAR1TzUn4yQnSc25bLxcmaTQSTFdTbB4ALrTUH6by-eoRkeAkzUX-QWmD5kk

Mua vé máy bay ở đâu thì rẻ?

http://www.bylinhngo.com/2018/03/huong-dan-san-ve-may-bay-gia-re/

- Tìm vé giá rẻ nhất để đi: 
skyscanner hoặc google flights
Điểm đến: chọn partout (vous ne savez pas ou aller)
Chọn tout le mois, chọn mois le moins cher
Thường vé thứ 5 từ 0h đến 6h có vé rẻ.
Chọn mua vào thứ 3 0h tối và 6h sáng. 


- Mua trên trang chủ của hãng

- Mua trên Web/App của Omio, trang mua vé tàu, xe, máy bay phổ biến châu Âu. Link giảm giá 10€ cho lần mua vé đầu tiên(giảm khi tổng tiền vé từ 40€ trở lên)

-Ngoài ra, bạn có thể mua vé máy bay trên trang Ulysse Travel(khá uy tín và chăm sóc khách hàng rất tốt) để được giảm 10€ cho lần đặt vé đầu tiên(không giới hạn tối thiểu tiền vé):

https://ulysse.travel/parrainage/invitation/PV9W3IP…

- Wizz Air:

Nếu bạn sống gần Budapest hoặc ở Trung, Đông Âu, bạn nên chọn Wizz Air là hãng bay chính. Bạn mua gói Wizz Discount Club giá 30€ một năm để mối lần mua vé được giảm tối thiểu 10€ và 5€ tiền mua hành lý ký gửi. Mình hiện từng dùng gói này và tiết kiệm khá nhiều khi đi du lịch Đông và Bắc Âu. Link :

https://wizzair.com/…/info…/wizz-services/wizz-discount-club


Vé tàu 🚂 🚋 


Bạn có thể mua trực tiếp tại các máy bán vé tự động tại nhà gare hoặc mua trực tiếp trên trang web của SNCF. Một lưu ý quan trọng là đặt sớm sẽ tiết kiệm được tiền nhiều hơn :)

Apps: Oui.sncf và mua vé tàu online. Không phải lúc nào cũng có người soát vé trên tàu nên mình thấy vé giấy không cần thiết lắm. Người soát vé (Contrôleur) họ cũng chỉ cần check mỗi code QR thôi (khá nhiều người thắc mắc có cần in ra không, rồi check online hay check điện tử là gì, thì đó là check code QR nhé, và thường những người lớn tuổi và tính cẩn thận mới hay cần in ra). Bạn có thể nghe thấy nói về tàu TGV, TER,... thì đây đều là tàu của SNCF, TGV đi nhanh hơn TER, thường mùa hè du lịch có gói TER 33e/1 tháng không bắt buộc phải mua lâu dài, TGV có TGV max 80e/1 tháng bắt buộc phải mua ít nhất 3 tháng. 

Ngoài ra còn có Ouigo.fr cũng hay có nhiều vé tàu rẻ, đặc biệt là các tàu đi từ các tỉnh đến Paris và ngược lại, tuy nhiên ouigo khai thác các điểm đó khá xa trung tâm thành phố, vì vậy giá vé ouigo rẻ hơn, nên khi mua vé, bạn cũng cần cân nhắc.

Tàu ở Pháp luôn tuân thủ rất nghiêm ngặt giờ giấc nên các bạn cần có mặt tại ga ít nhất 10’ trước khi tàu chạy. Khi đến ga các bạn cần nhìn trên bảng điện tử để xem tàu của mình nằm ở đường nào (tiếng Pháp : voie), lên tàu cần ngồi đúng toa (voiture) và chỗ ngồi (place) ghi trên vé.


# Đi tàu trong châu Âu:

Đây cũng là một cách đi tiết kiệm nếu bạn có ý định đi dài ngày và đi nhiều nước. Lựa chọn số 1 chính là EuRail Pass:

Với Rail Pass này bạn có thể đi được 33 nước châu Âu bằng tàu. Giá chỉ từ 185€. Link:

https://www.eurail.com/en/eurail-passes/global-pass

Tàu ở Ý rất rẻ, Tây Ban Nha có lẽ đi bus hoặc máy bay tiện hơn, Đức vé tàu không phải là rẻ trừ khi đặt các loại vé rẻ từ sớm nhưng mạng lưới tàu hòa mở cực kỳ rộng sang các nước lân cận www.bahn.de , Pháp bình thường, Bỉ và Hà Lan có nhiều loại vé giá rẻ mọi lúc mọi nơi (chỉ mất 7.8€ cho một chuyến đi bất kỳ trong nước cho người dưới 26 tuổi), Thụy Sĩ và Áo đắt…

Nếu bạn xác định sẽ di chuyển nhiều vòng quanh châu Âu (rất nhiều bạn Mỹ sang đây họ xác định đi Eurotrip là đi một vòng hai ba tháng luôn như này) thì có thể cân nhắc mua các loại vé trọn gói, mua một lần được đi tất cả thành phố của một nước, hai nước, ba nước hoặc 26 nước trong một thời gian giới hạn nhất định (tùy loại vé) của Eurail, Interrail, Eurostar… Với những người thích du lịch bụi, các loại vé như Eurail là một lựa chọn tuyệt vời, cho phép bản thân phiêu lưu một cách ngẫu hứng, “không kế hoạch” và “lạc lối” giữa lòng châu Âu mà không sợ tốn thêm tiền.

Hoàn tiền khi có vấn đề 

Các thể loại bus 🚌

Flixbus, isilines, ouibus bao giờ vé cũng rẻ hơn vé tàu nhưng thời gian ngồi rất lâu. Những thể loại bus này có thể đi trong nước hoặc đi các nước trong Châu Âu. Cần chuẩn bị sẵn giấy tờ mang theo vì có thể gặp hải quan kiểm tra, đặc biệt là chuyến đi sang nước khác. Thường bus đêm thì rẻ, tiết kiệm chi phí nhưng đi sẽ mệt và không có bus nằm (mình chẳng hiểu sao họ k học tập Việt Nam :))). Ghế dù êm nhưng ngồi lâu thì cũng mỏi. Trên xe có nhà vệ sinh nhưng ko quá sạch.Có wifi nhưng hơi yếu.


# Chọn xe Bus làm phương tiện di chuyển chính:

- Bạn nên chọn FlixBus vì nó đi khắp châu Âu

Đi khoảng cách gần, giá rẻ cũng chỉ từ 5€ đến trên dưới 20€

Đi khoảng cách xa, đi xe đêm, bạn nên mua code InterFlix, hiện FlixBus đang khuyến mại code 14€ đi chặng direct hoặc nối chuyến một chiều đều được.

Link mua code:

https://flixdeal.flixbus.com/fr…

- Đi xe bus đêm nhiều nhất có thể:

Đi xe đêm giúp bạn tiết kiệm chi phí khách sạn. Xe bus ở châu Âu chạy ban đêm khá an toàn và thoải mái, bạn có thể ngủ ngon nếu bạn quen với việc ngủ trên tàu, xe.


Ngoài ra có blablacar.fr là hình thức đi xe chung, ai đó có xe riêng còn trống chỗ mà muốn kiếm tiền thì họ đăng trên trang web. Bạn có thể đi cùng với họ và phải trả tiền (theo mình thấy giá ngang với giá xe bus hoặc có khi rẻ hơn), nói chung chia sẻ tiền xăng cho nhau. Tuy nhiên lưu ý là blablacar bạn phải có thẻ ngân hàng để thanh toán trực tuyến.

Các trang tổng hợp so sánh giá vé


Nếu bạn muốn so sánh giá giữa xe bus và máy bay, bạn vào trang bên dưới:

https://www.busradar.com

 comparabus.com (so sánh giá vé trên các thể loại bus và blablacar bên trên) hoặc goeuro.com và giờ chuyển thành omio (cả vé tàu, vé bus và vé máy bay) cũng khá tiện ích,  www.virail.com. . Miễn bạn có thẻ đủ tiền và trả online là được.

Những trang web trên đều uy tín và bạn có thể an tâm mua vé online được.

ĐI CHUNG Ô TÔ (Carsharing/Carpooling)

Ở châu Âu có rất nhiều trang dịch vụ kiểu này và rất phổ biến: blablarcar.com, ridefinder.eu, carpooling.com, mitfahrgelegenheit.de, roadsharing.com. 

Hitchhiking (vẫy đi nhờ xe dọc đường) khá lạ ở Việt Nam, nhưng ở châu Âu thì lại phổ biến hơn, đặc biệt nếu bạn ở các tỉnh và vùng nông thôn. 

-Những người chuyên đi nhờ xe không phải cứ thế mà đi. Họ cần có cái đầu “lạnh”, tỉnh táo và không dễ dàng leo lên xe người lạ, khả năng phán đoán, phản ứng và xử lý tình huống tốt vì những nguy hiểm tiềm ẩn trên đường như cướp của, giết người, hiếp dâm. Ngoài ra còn cần chuẩn bị đầy đủ đồ nghề phòng mọi trường hợp bất trắc (thực phẩm, nước uống, sơ cứu, thuốc, đèn pin, la bàn…), rèn luyện sức khỏe, thể lực, thể hình, sự nhanh nhạy để có thể bám trụ sức khỏe với hành trình không hề nhẹ nhàng, nhất là khi mọi việc đi ra ngoài tầm kiểm soát (lạc, không có xe, ăn ngủ ròng rã ngoài tự nhiên…).
– Những người chuyên đi nhờ xe từng tranh cãi nhiều về việc có nên dùng bảng hiệu ra dấu xin đi nhờ hay không, và nếu có thì viết gì. Tất nhiên những tấm biển tự làm, nội dung thú vị sẽ dễ gây thiện cảm và được cho nhờ đi xe hơn nhưng cũng có phần nguy hiểm nếu lái xe biết bạn muốn đi đâu và nói dối đích đến của hắn ta nếu đã có chủ ý xấu. Tốt nhất, hãy ghi tên con đường mình muốn đi sau đó hỏi lái xe trước.


THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tham khảo đi lại Châu Âu: 

App du lịch 1 mình
Citygem

2. Về chỗ ở 🏚️🏘️ 


- Nếu bạn muốn ngủ miễn phí thì hãy đăng ký CouchSurfing

https://www.couchsurfing.com

Couchsurfing là hình thức ở miễn phí, hẳn nhiều bạn đã nghe nói rồi, đặc biệt trong các cuốn tự truyện và du lịch của người Việt :) Hình thức này khá phổ biến, và tất nhiên là tiết kiệm vì bạn không cần trả phí cho host nhưng bạn cũng nên share tiền mua đồ ăn hoặc mua quà tặng, tuy nhiên điểm trừ là cũng có thể bạn sẽ gặp host ok, cũng có thể không. Mỗi tuần đc gửi 10 request cho 10 chủ nhà. Bạn cũng có thể đăng lên lịch trình của bạn để host chủ động liên lạc.

Về Couchsurfing và Blablacar thì có 1 số lưu ý là cân nhắc nếu bạn đi một mình và là nữ, nên chọn host (hôtes) nữ, cần cân nhắc sở thích của host đã viết và các ý kiến đánh giá. Trong trường hợp bạn thấy không hợp hay không ok, luôn có phương án dự phòng khác cho bản thân, luôn thẳng thắn và rõ ràng.

Tìm host ở thành phố bạn muốn đến và gửi yêu cầu. Bạn nên hoàn thiện profile và up nhiều ảnh và giới thiệu bản thân thật chi tiết để dể tìm host hơn.

- Một trang web thứ hai, mình mới biết tới là 

Trên trang Couchsurfer đã có 400.000 chủ nhà đăng ký cung cấp chỗ ở, khoảng 4 triệu « phượt thủ » đăng ký du lịch, và thông tin của hơn 1 triệu hoạt động gặp gỡ quốc tế miễn phí. Còn trang Be Welcome, chỉ tính ở Pháp, đã có hơn 2000 người đăng ký cho ở miễn phí.

- Pekin Express

- Airbnb: Đây là một cách để bạn tiết kiệm chi phí lưu trú khi đi du lịch. Vì thông thường, giá phòng trên Airbnb sẽ rẻ hơn khách sạn ở một số nước Tây, Bắc, Trung Âu. Còn Vùng Đông Âu thì phòng hostel giá cũng khá hợp lý.

Nếu bạn du lịch các thành phố đắc đỏ, bạn nên chọn Airbnb vừa rẻ mà bạn còn có thể nấu ăn tiết kiệm chi phí nhà hàng. Link giảm giá 30€ cho lần đặt phòng đầu tiên:

https://www.airbnb.fr/c/thithuylinhn28?referral_share_id=c12900ca-84e4-4dce-a26d-8e9935c0dff5



- Một sự lựa chọn khác là đặt phòng dorm trên hostelsworld:

https://www.hostelworld.com

- Capsule hotel: giống phòng dorm, theo kiểu châu á (khoang ngủ) 

- Une auberge de jeunesse : thích hợp cho du lịch 1 mình và giá rẻ 

- Host sinh viên
 thường giá khá rẻ, bạn có thể tìm trên các hội nhóm mạng xã hội.

 - https://www.expedia.fr/ hệ thống khách sạn 

Mình thấy 1 trang tổng hợp host cũng khá đầy đủ, có thông tin du lịch
(link) https://www.misagjone.com/cac-dia-chi-nhan-host-o-chau-au-italia-phap-tay-ban-nha-hy-lap/

- Còn không thì booking.com là lựa chọn cuối cùng, giá phòng khách sạn. 
- homeexchange.fr
 app này lấy cảm hứng từ bộ phim Nơi tình yêu bắt đầu - the holiday
Đây là một ứng dụng cho phép các bạn tạo profile cho nhà mình và đổi nhà với các thành viên khác trên App. App được tạo ra trên nguyên tắc khi bạn đi du lịch hoặc nhà bạn (maison principale/ secondaire) để trống thì bạn có thể đổi với người khác để họ đến ở, đi chơi và chăm sóc nhà mình nếu cần (tưới cây,...). Có rất nhiều loại hình để bạn và gia đình lựa chọn: nhà đẹp và có phong cách, nhà có các phòng cho trẻ em,... rất thích hợp cho các gia đình / bạn nào muốn du lịch ngắn/ dài ngày và có trải nghiệm cuộc sống của người địa phương. 
Khi tạo và verifier profile, bạn sẽ được một số GuestPoint (GP) nhất định làm vốn ban đầu để bắt đầu trao đổi nhà. Bạn quyết định điểm đến và thời gian, xem thông tin, các bình luận trước đó và contact nhà trên app và xin đổi với họ. Họ sẽ xem profile của bạn và nhà bạn và trao đổi để quyết định có đổi hay không.
Việc đổi nhà có thể là reciproque cùng thời điểm (2 nhà đổi chỗ cho nhau cùng thời gian), không cùng thời điểm, hoặc đổi bằng GP. Một studio / nhà nhỏ ở khu du lịch có thể có giá tương đương 120-160GP. Nhà to, rộng và đẹp thì số GP cao hơn nhiều và nhìn chung cũng rất selectif với profile đổi cùng. Địa điểm đổi có ở rất nhiều nơi, nhưng hiện tại chủ yếu ở châu Âu và Mỹ

Note

Trong trường hợp lỡ tàu đêm, không có chỗ nghỉ lại cũng không chuẩn bị trước, danh sách một số khách sạn giá rẻ: 
Premiere Classe, Hotel F1, ibis Hotel, B&B Hotels, ..... 

3. Bản đồ/ di chuyển trong thành phố


Luôn luôn là google map, moovit, here wego, citymapper..... đây đúng là ứng dụng thần thánh nhất mình thấy :) chính xác, thuận tiện

Bạn cũng có thể tìm vị trí nhà vệ sinh công cộng, siêu thị, bãi đỗ xe,..... trên maps, khá tiện lợi. Một điều lưu ý là khi đi du lịch Pháp, nhà vệ sinh công cộng không được nhiều lắm, lưu ý tìm nhà vs cũng cần thiết không kém :)

Ở Pháp, nếu thích khám phá bằng xe đạp thì bạn có thể thuê. Xe đạp thịnh hành đến mức bạn có thể thuê ở bãi xe công cộng, và có thể trả ở bất kỳ bãi đổ xe nào (cũng tương tự như ở Đức và một số nước khác). 30 phút đầu được miễn phí. AllbikesNow cho bạn biết thông tin cụ thể về các điểm xe đạp và mỗi điểm còn bao nhiêu. Mỗi thành phố cũng có 1 ứng dụng phương tiện công cộng, cho bạn biết chính xác điểm đón, giờ chạy....tuy nhiên, ứng dụng phương tiện công cộng mỗi thành phố cũng đầy đủ thông tin lắm rồi.

Về phương tiện cá nhân 

 Ở Pháp có nhiều hãng xe uy tín như là Avis, Hertz, Europcar.....
Trang thuê xe: https://www.rentalcars.com/ 

4. Có gì để chơi và ăn gì


Google và blog lại là các công cụ tuyệt diệu nhất, chỉ cần tra từ khóa và bạn sẽ có thông tin đầy đủ, bạn sẽ biết bạn cần làm gì.

Free/ Gratuit:

Luôn có các địa điểm không tốn quá nhiều tiền của bạn, nếu bạn ở lại lâu dài hơn chút, các chỗ chụp ảnh đẹp, các cung đường hoa lá, tòa nhà kiến trúc cổ kính, công viên, nhà thờ, biển, núi, ..... các văn phòng du lịch (Office de tourisme), văn phòng Information jeunesse, Mairie, thư viện,...

Ngoài ra, theo dõi các trang facebook và web du lịch của thành phố đó, các blog du lịch để cập nhật các sự kiện. Mình thấy ở Pháp, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật rất nhiều luôn, quan trọng là bạn có thời gian tìm, thời gian và công sức đi hay không thôi.

Quan tâm thêm 1 số ngày miễn phí thường niên như ngày di sản văn hóa Châu Âu, ngày chủ nhật đầu tiên của tháng,......

Vâng, ở Châu Âu, chỗ nào cũng lên ảnh long lanh lung linh được, nên bạn không cần quá kén chọn :) Bạn chỉ cần suy nghĩ xem ăn ở đâu ngon rẻ, chỗ nào đi đã hơn và chỗ nào thì chụp hình thích hơn. ;)

Vé concert mua lại: viagogo, ticketswap.

Một vài tips du lịch: 


# Đi lại trong các thành phố:



Các loại pass ngày, 24h, 48h, 72h thậm chí pass tuần là lựa chọn số 1 để tiết kiệm chi phí nếu bạn đang ở thành phố lớn và phải dùng phương tiện công cộng. Còn nếu bạn thăm thành phố nhỏ hơn thì có thể đi bộ để bớt được một phần chi phí .


# Ăn uống trong lúc đi du lịch:



Nếu bạn ở CouchSurfing hoặc AirBnb, bạn nên mua đồ ở siêu thị về nấu ăn nếu chi phí ăn uống bên ngoài quá mắc mỏ.

Nghe nói, ở Châu Âu đồ siêu thị là rẻ nhất, cửa hàng lại đắt. Cái đó vừa đúng vừa sai ghê, có những cửa hàng giá rẻ và chợ trời đồ rẻ.

Siêu thị giá bình dân: Lidl, casino, carrefour, surper U. Đắt hơn là monoprix, francprix.

# Tham quan:

Tận dụng thẻ sinh viên (với điều kiện dưới 26 tuổi) ở khắp các điểm tham quan. Nhiều điểm tham quan còn miễn phí nếu bạn dưới 26 tuổi. Bạn nên làm một cái thẻ sinh viên quốc tế để có được nhiều ưu đãi trên toàn thế giới. Link làm thẻ:

https://isic.fr/en/

Bạn chọn quốc gia nơi bạn học tập để làm thẻ. Phí thẻ 13€/năm học. Thẻ được 134 nước chấp nhận. Mình xài thẻ cũng được 3 năm nay(tuy mình trên 26 tuổi nhưng cũng được giảm giá nhiều nơi).

Bạn cũng nên mua City Tourist Card tại các thành phố nơi có nhiều điểm tham quan để tiết kiện chi phí và thời gian. Nhiều nơi bạn còn có thể dùng thẻ này đi phương tiện công cộng miễn phí.


# Đi City Tour miễn phí:

Tại nhiều trung tâm du lịch lớn của châu Âu thường có Free Wlaking Tour. Bạn chỉ cần lên mạng tìm thông tin trước ngày đi tham quan để biết địa điểm và giờ giấc. Tour hoàn toàn miễn phí, guide bằng nhiều thứ tiếng và bạn học hỏi rất nhiều thứ về lịch sử và văn hoá. Tuy tour miễn phí nhưng bạn cũng nên tips cho guide một ít tiền sau khi tour kết thúc nếu bạn thấy hài lòng.

# Gửi đồ để đi chơi

Trong trường hợp, bạn chưa đến giờ check in mà muốn đi chơi, bạn có thể gửi đồ ở 1 số địa chỉ: bagbnb.com, dịch vụ city-locker, hoặc ở sân bay/ nhà ga, thường có locker room để gửi đồ, và có tính phí, có thể phải qua luggage scanning nhưng cũng ok nếu bạn cần. 

# Kết bạn với nơi mình sắp đến:



Đây là cách giúp bạn vừa có bạn để dẫn đi tham quan mà có thể cho bạn ngủ nhờ. Họ còn giúp bạn tìm hiểu và khám phá nơi họ sinh sống, chỉ bạn nấu món địa phương,..


# Dùng thẻ thanh toán quốc tế miễn phí REVOLUT:



Đây là thẻ thanh toán online, rút tiền tiện lợi và miễn phí mà mình đã dùng được một khoảng thời gian. Nếu bạn cần thanh toán bằng tiền ngoại tệ thì với thẻ miễn phí này bạn không hề mất phí ngân hàng hay phí chuyển đổi.


#Về đồ dùng cần chuẩn bị

Nếu là lần đầu, luôn lên 1 list danh  sách cần mang đi vì kiểu gì bạn cũng sẽ quên cái này cái kia, và rất hữu dụng cho những lần sau nữa chứ. Quần áo mình thường ưu tiên những đồ dễ kết hợp, như áo phông, quần bò, chân váy và một áo khoác đề phòng nếu trời nắng chói chang. 

Đừng nên quên tra trước về thời tiết nơi bạn sẽ đến (khi bạn chủ quan nghĩ rằng bạn vẫn đi lại trong 1 đất nước nên không cần quan tâm, điều này không đúng đâu nhé), và sau đó là phương tiện đi lại trong thành phố, nơi ở của bạn ☁️⛅ để sắp xếp quần áo mang đi cho hợp lý, nếu đi ngắn ngày tất nhiên ngoài những đồ dùng cơ bản thì bạn càng không cần mang nhiều đồ đi, quần áo đủ cho những ngày bạn lưu lại ở đó.

Tips để ý các bạn móc túi: luôn quan sát xung quanh, đặc biệt nơi đông đúc, tránh xa các bạn nào hay để ý, nhìn, nhòm ngó, lấm lét, có ý đồ bám sát, đặc biệt lúc mua vé thẻ đi lại và quẹt thẻ đi lại, tránh xa bất cứ ai lại gần, nhờ vả đi nhờ cùng hay mua hộ vé hay chỉ đường. 

Quan trọng nhất, khi đi du lịch không thể quên mang theo: một là trí não bạn, thứ hai là tiền bạc hoặc thẻ ngân hàng, và cuối cùng là 1 con điện thoại đủ để bạn liên lạc, vào mạng và search thông tin và điều cuối cùng, đôi khi cần đôi khi không khi bạn đi trong nước :)) đó là giấy tờ tùy thân chứng minh bạn là ai (bạn cũng nên đề phòng trường hợp bạn bị lạc hay mất trí nhớ, hoặc tai nạn nữa :) đấy, nên có còn hơn không).

Thời điểm bạn nên chọn đi du lịch là từ tháng 2 đến tháng 6, vì mùa này thời tiết đỡ lạnh hơn, còn nếu bạn đến tháng 7, tháng 8 là cao điểm mùa hè nên đây là lúc nắng nóng nhất trong năm. Còn sau đó thì thường thời tiết rất lạnh. Đặc biệt, chú ý tới thời gian các kì nghỉ lễ. 

Dành cho các bạn thích trải nghiệm 

Ngoài ra, đăng kí làm tình nguyện viên cho các chương trình ở nước ngoài: Service Civique, volontaire,... bạn được trả tiền, Benevole thì không. Ngoài ra còn có voyage humanitaures (du lịch nhân đạo, thiện nguyện) 






Benevole 
https://www.tousbenevoles.org/


Dành cho các bạn yêu thiên nhiên và thích ở nhà dân địa phương  



- Workaway
- Helpx
- Wildlife ecovolunteer 
- WWOOF (woofing) 
Trang web chính là: https://www.wwoof.fr/

Trên trang web này, bạn sẽ có khoảng 1700 nông trại để lựa chọn trên toàn nước Pháp. Bạn chọn theo vùng địa lý, hoặc theo sản phẩm nông trại: rau củ quả, nho để làm rượu, táo làm cidre (nước táo lên men), hoặc chăm sóc thú nông trại (ngựa, thỏ, lừa, gà,...) và chọn thời gian mong muốn: từ vài ngày đến vài tháng. Sau khi liên lạc với chủ nông trại, bạn thường sẽ co câu trả lời rất nhanh.
Ăn, ở tại nông trại hoàn toàn miễn phí trong suốt thời gian bạn ở đó, có thể mỗi người một phòng hoặc mỗi người một giường trong phòng tập thể, nhưng bảo đảm rất đầy đủ tiện nghi và nước nóng. Đổi lại, mỗi ngày bạn giúp họ khoảng vài tiếng chăm sóc nông trại, phần thời gian còn lại là riêng tư dành cho bạn. Hoạt động cực kỳ bổ ích và thú vị vì bạn sẽ được học hỏi thêm rất nhiều kiến thức về thiên nhiên lẫn quản lý nông trại. Lưu ý: có những nông trại chấp nhận cặp đôi hoặc gia đình (bao gồm trẻ em), nhưng có những nông trại chỉ nhận một người (vì họ không bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho cả gia đình và an toàn trẻ em). Một lưu ý nữa là để có liên lạc của tất cả chủ nông trại, bạn cần đóng phí hội viên cho trang web là 25 euros/ năm. Bảo đảm là sau một kỳ nghỉ ngơi và tham gia ở nông trại, bạn sẽ có những trải nghiệm độc đáo, hữu ích, vui và khó quên, kèm theo những người bạn mới quốc tế.

Việc rất đơn giản, nhưng kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất quyết định cho chuyến du lịch của bạn và việc ở trong nhà một người nước ngoài là : Bạn có sẵn sàng tham gia vào một cộng đồng mới chưa? Bạn có háo hức gặp chủ nhà thuộc nền văn hóa khác hẳn với bạn không: về món ăn, cách suy nghĩ, cả cách trang trí và mùi hương trong nhà,..?

Job partime/ vacances 

Bạn hoàn toàn có thể đi du lịch, theo kiểu vừa đi vừa làm


Học bổng học ở nước ngoài 

- Erasmus+
- Bourse Eole 
- aide à la mobilite internationale
- la bourse Mermoz

Không có nhận xét nào: