Vĩnh cửu - Éternité 2016
Gửi tặng những đứa con của bố
Lăng Khê và Cao Phi
Có một câu nói triết học là, tất cả mọi thứ bắt nguồn từ cái chết, tôn giáo, nỗi sợ hãi, niềm hạnh phúc,.....
Và chúng ta sống vì điều gì, khi cuối cùng, kết lục luôn là cái chết.
Trần Anh Hùng từng trả lời phỏng vấn, Vĩnh Cửu ông muốn nói đến là thứ tình yêu, trường tồn mãi, cả khi người ta đã chết, từ thế hệ này qua thế hệ kia, từ người này đến người kia, không chỉ là tình mẫu tử, tình đôi lứa mà còn là tình anh chị em, tình bạn, tình hàng xóm,......và tình thương giữa người với người. Nhưng thực tình, vấn đề triết học được đặt ra khá rộng và sâu sắc.
Đây là bộ phim duy mĩ, cảnh quay đẹp, góc máy đẹp, hình ảnh đẹp, màu sắc đẹp, âm nhạc đẹp,..... Thiên về dòng phim nghệ thuật, ban đầu thực sự sẽ rất cần kiên nhẫn, để ngắm nhìn vẻ đẹp đó, không cao trào, không kịch tính, không gân guốc.... nhưng bộ phim như một bản nhạc không lời, khi đã đắm mình vào đó, sống cùng khoảnh khắc đó, bản nhạc lại gợi nhắc trong ta biết bao cảm xúc và suy nghĩ.
Mình có cảm giác tác giả sắp xếp chi tiết những sự ra đi, mất mát khiến ta chẳng còn bất ngờ, như một sự cố ý, người xem biết trước cũng chẳng làm được gì, chỉ có thể ngồi đợi chờ, như việc biết trước ai rồi cũng sẽ chết mà ta vẫn sống để đợi cái chết ấy.
Điều mình cảm thấy không đã một chút, là phim không muốn đẩy cao trào, cảm giác sự bi thương không xoáy sâu nhiều vì tác giả thiên về hướng đi theo dòng thời gian tuyến tính và các nhân vật. Về sau, mình có xem bộ phim khác, nói về tình yêu đôi lứa, 2 người yêu nhau mà một người mất, cảm giác bi thương gào thét xoáy lòng, mình chợt nhận ra trong Vĩnh Cửu thiếu điều ấy, tình nào trong Vĩnh Cửu cũng là tình trọn vẹn chứ không dở dang.
Xem phim
Rừng Na uy 2008
Văn phong Haruki Murakami có gì đó cũng khá giống với giọng phim của Trần Anh Hùng, ngọt ngào nhưng u sầu được thể hiện qua sự lạnh lùng duy lí. Dù thế nào chăng nữa chắc chắn việc chuyển thể một tiểu thuyết đình đám thành phim là một thử thách không dễ dàng.
Vẫn là chất Trần Anh Hùng, hình ảnh đẹp, trau chuốt, ngôn ngữ cinema thay vì ngôn ngữ lời, những thước phim đẹp từng khoảnh khắc, tuy nhiên, vẫn là sự chậm rãi đòi hỏi ta phải kiên nhẫn.
Một phân tích về tính triết học trong vấn đề truyện mình thấy khá hay để thực sự hiểu rõ truyện đặt ra vấn đề gì.
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/rung_na_uy-di_tim_ban_nga_bang_tinh_duc-4.html
Xích lô - Cyclo (1995)
Bộ phim Xích Lô hỗn loạn kể về một chàng trai 18 tuổi nối tiếp đời sống nghèo khổ của người cha mới qua đời bằng nghề đạp xích lô. Ở trong một căn nhà tồi tàn cùng với ông nội, chị và em gái, nhưng phần lớn thời gian cậu rong ruổi ngoài đường đạp xích lô thuê của một bà chủ kỳ lạ và buồn rầu. Người phụ nữ ấy thường ôm một đứa con gần 20 tuổi bất ổn về tâm thần vào lòng, như thể ôm ấp một đứa bé lên 2.
Khi chiếc xe xích lô của chàng trai nghèo khó bị đánh cắp cũng là lúc cậu phải đi theo một nhóm những tay giang hồ để trả nợ bằng tội ác, băng đảng đó do một kẻ im lặng và bạo lực cầm đầu được gọi là Nhà thơ. Và trong chính thế giới ấy, nội tâm của từng nhân vật hé lộ đầy đau khổ, tất cả đều đang vùng vẫy sống sót tại một thành phố rối ren.
Thực sự mình cũng bị ấn tượng nhất về bộ phim này, đây là bộ phim duy nhất của Trần Anh Hùng mà mình thấy có cao trào, kịch tính, có mâu thuẫn, có bạo lực, có tương phản. Mình ấn tượng với Nhà thơ, lại là đại diện cho tội ác, anh Xích lô lại là đại diện cho sức sống, và cảnh đứa con ngốc trong sơn đỏ sơn xanh cuối phim.
Một bài cảm nhận mình thấy khá sâu sắc cần lưu lại
https://www.elleman.vn/van-hoa-giai-tri/review-phim-xich-lo
Mùi đu đủ xanh L'Odeur de la papaye verte(1993)
Đây có lẽ là bộ phim nên thơ nhất, trong sáng nhất, nhẹ nhàng nhất, lãng mạn nhất về Việt Nam mà Trần Anh Hùng đã làm.
Tác giả chỉ đứng ngoài, rất bàng quang và lạnh lùng trần thuật lại câu chuyện, từ hồi Mùi còn nhỏ, đến khi lớn thành thiếu nữ, đến lúc biết yêu,... nhưng ta lại cảm thấy rất nhẹ nhàng, rất ghi dấu ấn, như sợi lông vũ khẽ chạm vào tim vậy.
Xuyên suốt trong Mùi đu đủ xanh là những câu chuyện tình yêu nhỏ bé và nhiều cung bậc. Đó là tình yêu đau đáu của bà nội dành cho ông nội đã mất nhiều năm trước. Đó là tình yêu của ông già hay trò chuyện với Mùi dành cho bà nội. Đó là tình yêu người vợ dành cho ông chồng suốt ngày bỏ nhà đi. Đó là tình yêu Mùi dành cho cậu chủ.
Có những tình yêu, mà cùng với thời gian, nó không nhạt phai nhưng người ta đã biến nó thành một tình cảm khác, không cần phải làm gì cho nhau hay đáp lại mà chỉ đơn giản là mong người khác vẫn yên bình.
Một góc nhìn rất triết học và nghệ thuật
https://chuyenketunhungchuyendi.com/2016/07/17/mui-du-du-xanh-khi-tinh-yeu-cham-den-tam-hon/
https://kenh14.vn/25-nam-roi-nhung-mui-du-du-xanh-van-la-mot-ky-uc-ngao-ngat-thom-ma-tran-anh-hung-danh-tang-viet-nam-20180422225617752.chn
Một góc nhìn rất triết học và nghệ thuật
https://chuyenketunhungchuyendi.com/2016/07/17/mui-du-du-xanh-khi-tinh-yeu-cham-den-tam-hon/
https://kenh14.vn/25-nam-roi-nhung-mui-du-du-xanh-van-la-mot-ky-uc-ngao-ngat-thom-ma-tran-anh-hung-danh-tang-viet-nam-20180422225617752.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét