Thí nghiệm trò chơi
Hôm rồi trong tiết học tâm lý nhóm, chúng mình có một trò chơi tam sao thất bản, người đầu nhìn bức tranh sau đó kể cho người tiếp theo, lần lượt cho đến cuối cùng.
Cô bạn đầu tiên kể chia tiết về bức tranh, đoàn tàu, cảnh vật, con người trong 1 toa tàu, cỡ dài chừng chục phút.
Qua từng người, từng người,... đến người cuối cùng thành 1 câu ngắn gọn là có 7 người trên 7 đoàn tàu.
Cả lớp cười không tin được.
Tại sao bạn lại làm những việc mình được bảo, thậm chí tự giác làm dù không bị bắt ép?
Trò chơi thú vị, không còn dành cho những điều gì ảnh hưởng lên nhận thức của chúng ta mà trên hết là với câu hỏi về sự tuân thủ.
Tại sao không một ai nói rằng mình không hiểu tí gì, mình không muốn chơi mà lại ngoan ngoãn tất cả đều tham gia?
Thí nghiệm Milgram (1960-1970)
Milgram muốn xác định xem các cá nhân có thể tiến xa đến mức nào trong các hành vi tàn ác, đơn giản vì ai đó đại diện cho sự vượt trội đã yêu cầu họ làm vậy.
Milgram muốn xác định xem các cá nhân có thể tiến xa đến mức nào trong các hành vi tàn ác, đơn giản vì ai đó đại diện cho sự vượt trội đã yêu cầu họ làm vậy.
Năm 1961, Giáo sư Milgram đang là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ làm việc tại Đại học Yale. Ông cùng các cộng sự đăng quảng cáo tuyển người tham gia một cuộc thí nghiệm về “tác động của hình phạt đối với việc học” với giá 4 USD/giờ. Tổng cộng 40 người tham gia mà không hề biết rằng mình sắp bước vào một trải nghiệm kinh hoàng.
Theo mô tả trên chuyên san Journal of Abnormal and Social Psychology, người tham gia đóng vai “giáo viên” sẽ đặt câu hỏi cho “học sinh”. Cả hai ngồi ở 2 phòng khác nhau và chỉ liên lạc qua bộ đàm. “Giáo viên” lần lượt đặt câu hỏi và mỗi lần “học sinh” trả lời sai, “giáo viên” sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt “học sinh” với cường độ lớn dần, tối đa là 450 volt. Dĩ nhiên, “giáo viên” không hề biết rằng chẳng có ai bị điện giật cả và “học sinh” là người trong nhóm của Milgram, giả vờ kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.
> Thí nghiệm được coi là kết thúc khi người tham gia yêu cầu dừng ba lần hoặc gây ra ba cú sốc 450V.
Trong suốt thí nghiệm, các “giáo viên” tỏ ra không thoải mái và vô cùng lo lắng. Có người liên tục quệt mồ hôi trán, người thì gắng cười to một cách gượng gạo hoặc khóc lóc hỏi thăm tình trạng của “học viên”. Tuy nhiên, không có ai tỏ ý muốn ngừng lại trước mức 135 volt. Khi đến gần mức 300 volt, một số người xin dừng thí nghiệm và trả lại tiền. Tuy nhiên khi được người giám sát đốc thúc và trấn an rằng sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu có bất trắc thì họ lại tiếp tục nhấn nút bất chấp những tiếng gào thét từ phòng bên kia.
Kết quả cuối cùng là chỉ có 14 trong số 40 “giáo viên” kiên quyết dừng thí nghiệm trước mức tối đa 450 volt, tức có đến 65% số người tham gia đi đến tận cùng. Trong khi đó, theo Journal of Abnormal and Social Psychology, trước khi thực hiên thí nghiệm, Giáo sư Milgram đã thăm dò thử ý kiến của nhiều sinh viên năm cuối khoa tâm lý cũng như các đồng nghiệp và ai cũng cho rằng sẽ có rất ít người chịu nhấn nút từ sau mức 300 volt. Trong nhiều năm sau, Milgram cũng như một số chuyên gia khác tiến hành hàng trăm thí nghiệm tương tự và kết quả là chưa đến phân nửa số người tham gia quyết định bỏ cuộc.
Từ đó, ông đưa đến kết luận dưới sức ép của mệnh lệnh của những người có quyền, khi tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm thì con người có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức. Những người tham gia được tuyển dụng bởi quảng cáo đã phân loại. Khi một học viên đến phòng thí nghiệm, họ được cho biết rằng nghiên cứu về vai trò của hình phạt trong học tập. Cùng lúc đó, một người bạn (người biết rõ mục đích của thí nghiệm) trình bày về bản thân.
Một nghiên cứu khác, không bạo lực về sự phục tùng:
https://www.psychologie-sociale.com/index.php/fr/experiences/influence-engagement-et-dissonance/255-autorite-absurdite-et-soumission
Tại sao chúng ta tuân theo các quy tắc, luật pháp?
- Khởi đầu là do chúng ta học trong giáo dục, chúng ta học nó và chúng ta đã có thói quen này từ khi còn nhỏ.
- Chúng ta không đơn độc, chúng ta ở trong hoàn cảnh xã hội có quy luật để tổ chức tốt hoàn cảnh. Vì vậy, chúng ta đang ở trong nhóm, nhóm lớn - xã hội, nhóm nhỏ - gia đình, bạn bè, trường học, .... Chúng ta cần phải thích nghi và tuân theo để trở thành một thành viên. Nỗi sợ hãi bị bỏ lại, bị tách biệt khỏi nhóm..... là một động lực vô thức.
- Sự bắt chước (imitation): thí nghiệm khá phổ biển được tiến hành khi một người được vào một nhóm, sau đó các diễn viên trong nhóm có các hành động cùng nhau, cuối cùng đối tượng thí nghiệm cũng làm theo dù không hiểu. Hay thí nghiệm cổ điển về ảnh hưởng đến nhận thức, đối tượng thí nghiệm thay đổi nhận thức về tri giác hình ảnh hay ý kiến cá nhân khi mọi người còn lại trong nhóm (các diễn viên) có chung ý kiến
- Không có cảm giác trách nhiệm, đây là những yếu tố tâm lý xã hội. Tâm lý đám đông là một cuốn sách và một tiêu chuẩn nổi tiếng, khi bạn ở trong nhóm, bạn có xu hướng làm như những người khác, bạn không còn tự hỏi mình câu hỏi tốt hay xấu, nghĩ rằng bạn không cần phải đánh giá các hành vi của chính mình. "paresse social" - sự lười biếng xã hội
- Cam kết: sự lựa chọn hành vi thúc đẩy anh ta tiếp tục hành vi này như "Tôi ở đó, tôi đang tham gia". Nó giống như hiệu ứng bước một chân, khi bạn đồng ý làm điều đầu tiên, bạn sẽ có xu hướng làm tiếp những điều tiếp theo.
- Uy tín của người đứng đầu: Trong nhóm hay bất kì 1 tổ chức nào, chúng ta đều vô thức tìm cho nhóm một người đứng đầu, và những nhân tố còn lại sẽ tuân theo người đứng đầu đó vì sự tin tưởng. Đặc biệt với những người có thẩm quyền hợp pháp, như giáo viên trong lớp, giám đốc trong công ty, cảnh sát với dân thường ....
Kết quả của Milgram cũng có thể được giải thích bởi các yếu tố bối cảnh (Milgram được biết đến là nhà khoa học xuất sắc, phòng thí nghiệm của ông ấy nổi tiếng ...)
Điểm tích cực của sự phục tùng và nhóm đó là chúng ta sẽ có một kết quả lớn, kết quả của sự tổng hợp, ít phản đối hơn, làm mạnh hơn sự kết nối và chung sức
Điểm tiêu cực là chúng ta ít sự độp lập hơn, bị ảnh hưởng, ít suy nghĩ hơn - sự lười biếng xã hội vì chúng ta có cảm giác những đóng góp cá nhân sẽ bị giấu đi trong tập thể.
Sự tầm phào của cái ác
Lâu nay, Thí nghiệm Milgram thường được gắn với khái niệm Sự tầm phào của cái ác (The banality of evil) của nữ triết gia Hannah Arendt (1906 - 1974), một trong những trí thức gốc Do Thái nổi tiếng nhất thế giới) đưa ra năm 1963.
Từ quá trình theo dõi phiên tòa xét xử Adolf Eichmann, một trong những kiến trúc sư của cuộc diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến 2, Arendt lập luận rằng Eichmann và nhiều thành viên quốc xã khác không phải là những tên sát nhân khát máu, bệnh hoạn như chúng ta vẫn cố tin. Thay vào đó, họ là những người bình thường, không có chút trục trặc tâm lý nào.
Bản thân Eichmann, kẻ mệnh danh là “Tên đồ tể của châu Âu”, không thù ghét người Do Thái. Hắn cho rằng những tội ác ghê rợn đã gây ra đơn giản là làm tốt công việc của mình theo sự đồng tình của cấp trên, nhà nước, xã hội và pháp luật Đức quốc xã.
Từ đó, Arendt kết luận trong sách Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil (tạm dịch: Eichmann ở Jerusalem - Báo cáo về sự tầm phào của cái ác) rằng cái ác không phải thứ gì đó ghê gớm, cao xa. Nó tồn tại trong mỗi con người và có thể trỗi dậy khi điều kiện cho phép mà bản thân chúng ta cũng không nhận ra.
Dù gây rất nhiều tranh cãi nhưng đến nay tác phẩm này vẫn được xem là một cột trụ trong lĩnh vực triết học chính trị và đạo đức học. Những người ủng hộ cho rằng khái niệm của Arendt có thể giải thích cho những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại và mang ý nghĩa cảnh báo sâu sắc.
Như nhân vật nữ cai ngục trong Người đọc , mà phiên tòa xét xử cô về sau, giáo viên và sinh viên luật đều tranh cãi hăng say, cô có tội hay không. Người đọc - The reader, được so sánh với Những kẻ bị cầm tù ở Altona của Sartre và Ván bi-a lúc chín rưỡi của Heinrich Böll, là một trong không nhiều tác phẩm văn học Đức trở thành bestseller trên toàn cầu.
Như nhân vật Giáo sư Milgram nói trong phim Experimenter:
“Chúng ta đều là những con rối và có lẽ nhìn ra được sợi dây là bước đầu tiên để đi đến tự do”.
"We are all puppets and perhaps seeing the rope is the first step to freedom."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét