Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Trở về nơi hoang dã và câu chuyện Into the wild (vào miền hoang dã)




Cuốn sách không hẳn dành tặng mình, mình dành tặng Trở về nơi hoang dã cho một cô bé mình yêu quý, mình không hẳn mong đợi điều gì từ em, chỉ là, mình sẽ thấy tiếc, nếu em không được sống với ước mơ, mong muốn của em mà thôi, dù em có thể chưa tìm thấy nó, và có thể nó chẳng liên quan đến thiên nhiên, xã hội, kĩ thuật, kinh tế.... Dù sao, được tìm, được sai, được thay đổi,.... tất cả đều thú vị, trong mắt mình.



Về phía mình, mình nhìn nhận trở về nơi hoang dã là sự chân thật, hết lòng, và dữ dội của chị Trang Nguyễn, có gì đó ở chị, cách chị kể, khiến mình thấy đời thật nhẹ nhàng, dù đời không thế, việc chị lựa chọn là nhân duyên, cách chị làm là hết mình, dù lòng có hồ nghi lăn tăn. Và mình cũng chỉ ước, mình có được sự nhiệt thành, yêu thích và hết lòng, trong những việc mình làm mà thôi. Giống như, sống vì một lý tưởng gì đó. Giống như việc biết đó phải là điều cần làm.



Quay trở lại điều mình muốn nói hôm nay.


Ban đầu, mình đến với cuốn sách, vì tựa nhan đề và hình ảnh bìa sách rất gợi nhắc tới cuốn sách/ bộ phim Into the wild (vào miền hoang dã), đó là một concept gợi nhắc khuôn mẫu một cách vô thức và ám thị. Nhưng nếu Vào miền hoang dã gây trăn trở và tranh luận, với những hàm ý không hiểu nổi và mỗi người một phản ứng, thì Trở về nơi hoang dã không phải là câu chuyện như vậy.





SỰ GẮN KẾT VỚI THÊN NHIÊN


La Forêt : Enjeux et vertus | Bois.com
Cảm nhận về cuốn sách Vào miền hoang dã được nhắc đến với “tư tưởng đầy tự do phóng khoáng và ngập tràn hương vị phiêu lưu của chàng trai trẻ có thật trong lịch sử - Christopher Johnson McCandless.”, chàng trai dành những năm tháng tuổi trẻ cũng là những năm tháng cuối cùng của mình rong ruổi trên khắp nước Mỹ và dừng chân ở miền Alaska hoang dã.


Về Trang Nguyễn, là cô gái bé nhỏ, mảnh mai nhưng mạnh mẽ trong việc lựa chọn công việc bảo tồn, đi thực địa, gắn liền với rừng già, những loài động vật hoang dã, và cả quá trình đấu tranh với những con người khác. Cô cũng không dừng chân ở một nơi, mà đưa bản thân đến với hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, hết đất nước này đến đất nước khác.


Ngoại trừ điểm gắn kết với thiên nhiên, tìm hạnh phúc nơi thiên nhiên, cách hành xử và cách sống của 2 người rất khác nhau, đồng thời, vấn đề đặt ra cũng vậy.


Tuy nhiên, việc sống đồng hành cùng với tự nhiên đang là vấn đề rất được quan tâm, không phải chỉ vì việc chúng ta phá hủy tự nhiên và phải chịu những hậu quả dai dẳng nhưng khó thấy, mà chính việc rời xa thiên nhiên, đấu tranh với thiên nhiên khiến chúng ta càng ngày càng ít hạnh phúc hơn.


Lý giải cho cách lựa chọn của những nhân vật trong trang sách, mình cũng chỉ có thể dùng từ tiếng gọi mãnh liệt của tâm hồn đã thôi thúc họ hành động vậy. Điều đó làm mình nhớ tới một bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật cũng về chủ đề môi trường, công chúa sói, người mang trong mình cả dòng máu người và sói, mang trong mình cả những vết thương và sự mạnh mẽ hoang dã, bộ phim rất buồn và nao nao đối với mình.


Chắc chắn, chỉ những người mạnh mẽ với tinh thần thiên nhiên nhất mới có thể tồn tại cùng tự nhiên được, không phải ai cũng có thể.


BUÔNG BỎ


Se laisser guider dans la forêt de Phalempin


Và họ đều giống nhau ở sự BUÔNG BỎ, từ bỏ xã hội vật chất để về với mẹ tự nhiên ban sơ, nhưng mức độ buông bỏ lại khác biệt nhau.

Chuyện Alex cắt đứt tối đa những mối dây liên kết với xã hội loài người để tìm đến thế giới tự nhiên của riêng cậu và sống hoàn toàn dựa vào sự vận động của thiên nhiên


Các nghiên cứu gần đây liên tục chỉ ra các kết quả về chất lượng sống, cảm giác hạnh phúc, áp lực cuộc sống….. giống như lời kêu gọi, đánh động của các số liệu về trái đất nóng lên, băng tan, tỷ lệ rác thải trôi nổi trên mặt biển, trong băng ngầm,…. Những chúng ta loay hoay và vẫn không thay đổi được.


Vì sao?


Vì cám dỗ của sự tiện nghi, đời sống vật chất quá lớn, chúng ta sinh ra trong xã hội này, quen thuộc với cách vận hành này, buông bỏ những thứ chúng ta có, những thứ chúng ta sở hữu là điều quá khó khăn, nếu không muốn nói là, trong hàng tỷ người, chỉ có vài người sẽ sẵn sàng làm vậy.


NỖI ĐAU

Kết quả hình ảnh cho la forest

Hình như ai cũng mang trong mình một yếu điểm nào đó, một nỗi đau nào đó. Vì vậy, đời thực sự là bể khổ?


Câu hỏi không hồi kết “Tại sao con người ta cứ làm nhau đau đớn mãi?”


Tại sao chúng ta không thể hoàn toàn chấp nhận nhau, chấp nhận mọi dạng biểu lộ của người khác trong một sự bình lặng và kiên nhẫn đến vô cùng? Tại sao chúng ta cần phải chỉnh sửa, chỉnh đốn họ để khớp với những gì chúng ta thấy hợp lí? Tại sao chúng ta lại trở nên điên cuồng hay đau đớn khi không thể thay đổi được người khác hay khi bị người khác cố gắng bóp méo sự hiện diện của chúng ta?


Cha mẹ luôn dành những mong ước, những hi vọng, những điều họ muốn, những điều họ chưa làm được, và chuyển giao lại cho đứa con của mình. Và việc thực sự chấp nhận hiện thực của con cái có vẻ là điều khó, nhưng cuối cùng, với cả 2 tác giả của cuốn sách, dù là hiện thực xấu hay tốt, cuối cùng mình cũng thấy, gia đình chấp nhận, có lẽ vì anh chị ấy có cá tính mạnh và rất mãnh liệt.


Tất nhiên, Chris là một anh chàng đau khổ hơn nhiều, cái đau khổ của anh mãnh liệt hơn nhiều, vì anh không thoát ra được khỏi đó.


Mình thích phần phân tích của triết học đường phố về vấn đề này.


"Jon Krakauer đã quá xuất sắc khi xuyên suốt cuốn truyện, ông đã dành ra một lượng rất lớn công sức để phân tích tâm lí của những nhân vật giúp người đọc có thể trả lời được câu hỏi gốc rễ nhất như là “Tại sao hắn ta làm thế?” hay “Vì đâu mà cô ấy nên cơ sự như thế này?” Đặc biệt tác phẩm đề cập đến rất nhiều những tổn thương trong đời sống gia đình, rạn nứt trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã tác động mạnh mẽ như thế nào đến hành vi của những đứa trẻ sau này - khi chúng trưởng thành, trong đó Christopher McCandless là một ví dụ điển hình. Ngoài việc bất mãn với sự tàn nhẫn và giả tạo của xã hội, cậu bé đã chịu những khổ sở, phiền muộn khi sống trong một gia đình mà cha mẹ có quan điểm trái ngược và áp đặt lên cậu những điều mà họ muốn. Cùng với khát khao tự do và tình yêu với tự nhiên hoang dã, sự mâu thuẫn trong gia đình này lại càng đẩy Chris về điểm cùng cực của sự bất mãn, và thổi bùng lên niềm tha thiết đi ra ngoài thiên nhiên của cậu. Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể hình dung cha mẹ và thiên nhiên là hai đầu của một cán cân, khi một bên đẩy cậu ra xa hết cỡ bằng cách cố gắng bao bọc cậu, còn một bên hút cậu lại gần hết mức bằng cách để cậu được tự do tuyệt đối. Vậy cậu bé trong sáng của chúng ta sẽ rơi về bên nào? Khỏi cần nói các bạn cũng thừa sức nhìn ra câu trả lời.


Chuyện này khiến tôi nghĩ đến không ít những đứa trẻ có tuổi thơ đau đớn chịu sự kìm kẹp và áp đặt của gia đình, khi lớn lên nếu chưa được cân bằng trở lại thì chúng sẽ có xu hướng nổi loạn, phá vỡ mọi quy tắc, rất mẫn cảm với những lời khuyên bảo hay những chỉ dẫn từ người khác dù có chân thành đến đâu đi chăng nữa, thậm chí khi đó chẳng phải là một lời khuyên thì cảm giác về sự bị áp đặt vẫn trỗi dậy trong lòng đứa trẻ khiến nó run rẩy và phản ứng kịch liệt. Một số biểu hiện trái ngược để lấy lại cân bằng là một tình yêu tha thiết với thiên nhiên hoang dã giống như trường hợp của McCandless, một số thay thế thiên nhiên bằng người yêu, tình dục hay chất kích thích và trở nên dính mắc trong đó khiến xã hội xuất hiện thêm nhiều thành phần mù quáng, cuồng loạn và nghiện ngập. Nếu xét trên góc độ này thì tôi cho rằng cậu chàng McCandless cũng là một tên nghiện, hắn nghiện thiên nhiên, nghiện sự tự do, nghiện những lí tưởng sống cao đẹp, trinh bạch của chính bản thân mình. Chính sự cực đoan trong tư tưởng đã khiến cậu bộc lộ những hành vi, hành động, cách ứng xử mà một nửa thế giới sẽ coi đó là dị hợm, điên rồ, nửa còn lại sẽ coi đó là kiệt xuất và vĩ đại.



Tôi có cảm giác chắc chắn rằng cậu chàng McCandless đã lấy lại được cân bằng trong nội tâm khi đã quyết định đi vào miền hoang dã theo tiếng gọi của trái tim mình. Các bạn hãy thử nhìn mà xem, cậu đã trải nghiệm hai trạng thái cực cực đoan nhất - áp đặt và tự do. Điều này giống như việc chàng trai trẻ đang ở trong một quả bóng bay ngột ngạt và chật hẹp, cậu đã vươn hai cánh tay mình ra về hai phía đối nhau cho đến quá giới hạn cuối cùng của quả bóng. Nó phát nổ một tiếng “BÙM!” và McCandless chết!"




Và cuối cùng, LẼ SỐNG, LÝ TƯỞNG SỐNG, hay cách nói khác CHÚNG TA SỐNG VÌ CÁI GÌ.

Có lẽ, đây cũng là câu hỏi triết học nhất, gây tranh cãi nhất của cuốn sách.




"Tất nhiên khi đã nhận ra và gỡ bỏ được những sợi dây xích đang ngày ngày cứa cổ thì hẳn nhiên kẻ đó sẽ được giải phóng lần lượt trên mọi phương diện của cuộc sống. Một sự sụp đổ mạnh mẽ của những cấu trúc thối nát cũ kèm theo sự bất mãn lớn lao của cái tôi hèn mọn, nếu chúng không giết chết được kẻ đó thì khả năng cao chúng sẽ dẫn hắn ta tới miền tự do đầy mê hoặc và kì vĩ - giống như cậu bé Alexander Supertramp (Siêu lang thang) tiến vào thế giới Alaska vậy!"


“Có một điều không thể phủ nhận… đó là được tự do làm theo ý thích của mình luôn khiến chúng ta vui sướng. Trong tâm trí ta, điều này luôn song hành cùng việc trốn chạy khỏi lịch sử và áp bức, luật pháp và những nghĩa vụ tẻ nhạt, cùng tự do tuyệt đối và con đường luôn dẫn tới miền Tây.” - Wallace Stegner,Miền Tây nước Mỹ - Một nơi để sống


“Ông đã nhầm nếu nghĩ rằng Niềm Vui bắt nguồn chỉ từ hoặc chủ yếu từ mối quan hệ giữa con người với nhau. Chúa đem niềm vui đến đặt xung quanh chúng ta. Nó ở trong mọi thứ và là tất cả những gì mà chúng ta trải nghiệm. Chúng ta chỉ phải lấy can đảm thay đổi thói quen và dấn thân vào cuộc sống khác với thông thường.”



“Có lẽ, suy cho cùng, thói quen xấu của những tài năng sáng tạo là dìm mình và trong trạng thái cực đoan bệnh hoạn nhằm đến được với những cảm quan sâu sắc, nhưng điều đó không hề mang lại lối sống bền vững cho những ai không thể chuyển biến những vết thương tâm lí của mình thành tư tưởng hay nghệ thuật giàu ý nghĩa.” – Theodore Roszak, Tìm kiếm phép màu


Mình nghĩ, dù là Chris hay Trang, dù họ nổi danh theo cách khác nhau, hành động theo cách khác nhau, nhưng họ đều sống trọn vẹn. Trọn vẹn ở đây hàm ý rằng họ đã sống thật với lòng mình nhất, đã dám theo đuổi đến cùng mục đích của cuộc đời, đã tận hưởng cuộc sống mà họ lựa chọn ở mức tối đa.


Và mình vẫn thường nghĩ, cùng về với thiên nhiên, cũng như cùng trong một ngôi nhà, nhưng từng cá thể vẫn là chính mình, chúng ta khác biệt đến khó tin, vì vậy chúng ta vẫn CÔ ĐƠN, một cách nào đó, một phần nào đó, mình thấy sự cô đơn của mỗi tác giả, cũng như mỗi người là diễn viên chính trên cuộc đời này, những vì sao tỏa sáng một mình cô đơn.


Không có nhận xét nào: