Trùng hợp sáng nay mình đọc được những bài nói về cùng chủ đề này, hoặc có thể facebook đã quá thông minh khi hiện những chủ đề phù hợp - Sống có trách nhiệm, nhiệt huyết mà vẫn vui ::)))))
Để bắt đầu, đầu tiên mình đọc được câu chuyện rất truyền động lực.
Câu chuyện sống như thế nào!
"Đừng tự hỏi thế giới cần điều gì, mà hãy tự hỏi điều gì làm bạn trở nên có nhiều sức sống khi làm nó. Thế giới cần những người có nhiều sức sống"
Chia sẻ đầu tiên là của một anh du học sinh bên Hàn mà mình thường theo dõi
Nhiều bạn inbox hỏi mình "ngành A ra trường có việc làm không anh?"
Nếu chọn ngành A chỉ vì bạn nghĩ thế giới cần nhiều A, bạn sẽ vỡ mộng nhận ra rằng, thế giới cần nhiều A giỏi, A đam mê, A thực lực chứ không phải A phong trào huhu.
Hồi xưa, nhiều người hỏi mình "Tại sao chọn học dầu khí?", mình hay trả lời: "tại nghe nói làm dầu khí giàu, ra trường bảo đảm có việc làm".
Một câu trả lời tưởng ngầu nhưng thật ra đã lấy đi 6 năm thanh xuân của mình, để rồi sau khi quyết tâm từ bỏ được nó, mình mới phát hiện bản thân có nhiều sức sống, nhiều năng lượng đến mức nào.
Hỏi bản thân mình trước, hỏi thế giới sau!!
Câu nói như chợt đánh thức mình, phải rồi, mình muốn mỗi sáng thức dậy, là niềm vui, là sự hứng khởi, mong chờ, là đam mê, là động lực muốn làm thay vì phải làm.
Câu chuyện thứ hai, mình không biết mình thích gì?
Câu nói điển hình :)))
Nếu bạn đợi có hứng thú, đợi tìm thấy thứ mình thích rồi mới làm, thì tin buồn cho bạn là thì hứng thú cũng chỉ đến trong những ngày đầu, sau đó nó cũng sẽ biến mất thôi.
Ai cũng nói rằng, hãy làm đi, hãy thử đi, rồi bạn sẽ biết!
Câu trả lời kinh điển :))))
Nhưng thực sự là vậy.
Dám thử những thứ mới, dám thử thách bản thân, bạn sẽ phát triển hơn, bạn giỏi hơn, bạn sẽ tự tin hơn, bạn sẽ có động lực hơn.
Thực tế là, không phải là bạn có động lực rồi bạn mới làm, mà là bạn làm rồi bạn mới có động lực.
Mình từng nghĩ, học đại học ra rồi làm ngành mình học, con đường đơn giản, vì đó cũng là ngành mình thích, mình hoàn toàn có khả năng, mình tự thấy mình thông minh và làm được việc.
Mình vẫn luôn nghĩ như vậy, rồi sang Pháp, mình lại thay đổi, mình không biết mình thích gì nữa, vì mình được trải nghiệm nhiều thứ hơn, mình đã rất bất ngờ, mình còn tự hỏi, ơ, thế bây giờ mình biết làm gì bây giờ?
Mình nhận ra mình biết mình thích gì, không thích gì, điều gì mình làm đem đến cảm giác vui vẻ, tốt đẹp cho mình, cái gì khiến mình mệt mỏi chán ghét.
Mình có tự nhận ra những điều ấy không?
Tất nhiên là không rồi!
Sau khi tìm được những gì mình thích hay không thích, mình lại tự hỏi, thế giờ mình phải làm gì đây?
Cuộc đời đâu phải chỉ cần tìm một thứ mình thích là đủ rồi, xong rồi?
Cuộc đời đa dạng lắm, tìm cho mình nhiều góc kính, nhiều niềm vui, nhiều sở thích, thì có gì sai?
Bắt đầu từ cái mình muốn làm, có thể làm, cũng là bạn yêu thích, nhưng sau đó, bạn cũng hoàn toàn có thể thay đổi, bạn không còn thích nữa, bạn tìm thấy cái khác bạn thích hơn, hoặc đơn giản bạn muốn nghỉ ngơi, vậy thì có sao?
Mình nghĩ là mình thích làm, mình muốn được làm, hoặc mình thích trở thành, thích làm việc abc xyz trong tương lai? Vậy thì bắt đầu thôi.
Quan trọng là, hãy nhớ tới câu chuyện thứ nhất mình đã chia sẻ, đó là hãy làm việc gì mà bạn có nhiều năng lượng, thế giới cần gì thì cần còn mỗi người chúng ta cần hạnh phúc :).
Câu chuyện thứ ba, mình đọc được là về câu chuyện sống cảm tính, có hứng hay có ý chí, lí trí.
- Người có tính tổ chức thường xuyên thay thế người bản năng trong việc thực hiện việc nhà mà không hay biết, bởi người đó tự áp đặt một nhịp chính xác và bắt tay vào hành động khi biết rằng việc đó là cần thiết, theo kế hoạch mà người đó lập ra. Đầu óc họ tính toán và quản lý thời gian biểu này.
- Còn với người bản năng thì họ quyết định làm các thứ khi họ cảm thấy đó là thời điểm thích hợp. Người này không tuân theo bất kỳ nhịp độ chính xác nào. Khi người tổ chức quyết định làm một việc gì mà người bản năng cũng chuẩn bị làm, cả hai người sẽ đều thấy khó chịu vì thái độ của người kia: người tổ chức thì có cảm giác mình luôn phải làm mọi thứ ("tại sao việc này vẫn chưa ai làm?") còn người bản năng cảm thấy mình đang bị ngăn cản làm những gì lẽ ra mình đã sắp sửa làm.
Và câu hỏi mình đặt ra là, thế nếu người có tổ chức muốn làm một việc, nhưng người bản năng lại không có hứng làm, vậy thì bao giờ mới có hứng để làm?
Câu chuyện thứ tư, câu chuyện về kỉ luật bản thân, ý chí.
Đừng đợi cho mình có hứng hãy làm, đừng nuông chiều cảm xúc, nếu đó là việc bạn phải làm, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải làm, vậy thì hãy làm. Kỉ luật bản thân như là một kĩ năng, chúng ta phải học tập, tạo thói quen dần dần.
Mình nhớ tới câu chuyện, mình đang trải qua, mình biết mình phải làm bài tập, nhưng mình ngại đối mặt với nó, nên mình đã nuông chiều mình, đến lúc nước đến chân, các bạn cùng nhóm giục đưa bài, rồi videocall, mình rất stress vì không thể làm kịp, không quản lí được thời gian, không quản lí được công việc.
Nó cũng giống như việc mình lên kế hoạch tập thể thao mỗi ngày, học ngoại ngữ.... nhưng mình thường xuyên bỏ dở.
Câu nói của cậu bạn có lẽ cùng tuổi trong clip kia, làm mình chợt nhận ra: