Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018

[Review] Cửa tiệm của những lá thư


Cuốn sách mua tặng mà cuối cùng thấy hợp quá nên phải giữ lại.

Nếu quan tâmTuổi trẻ đáng giá bao nhiêu của Rosie Nguyễn, đây cũng sẽ là cuốn sách ta muốn đọc. Nhưng sự khác biệt trong văn phong Nhật khiến văn phong truyện nhẹ nhàng mờ ảo hơn nhiều. 

Cửa tiệm của những lá thư dành cho bất cứ ai đang muốn tìm hiểu về cách hoạt động trong một xã hội, khi những kẻ dại khờ đang đứng trước lựa chọn, có thể là lẽ sống, có thể là sự thay đổi thoáng qua, nhưng cũng có thể là tính cách, là nhân cách.

“Những người không bao giờ ngã không có nghĩa là họ mạnh, những người ngã nhưng vẫn đứng lên mới thực sự mạnh mẽ.”


Cấu trúc chuyện mở đầu bí ẩn với 1 dịch vụ mang tên thư quán, khi 10 lá thư trao đổi kết thúc, cũng là lúc ta chuẩn bị khép lại trang sách. Lựa chọn hình thức trao đổi thư tay, bản thân cuốn sách đã như một vật cổ giữa thời đại, như chất chậm đặc và riêng biệt hiếm có của triết lí sống.

Thứ mình thấy quen thuộc và đồng cảm là những trăn trở đời sinh viên. Thứ mình thích nhất là nội dung của 10 lá thư trao đổi mà người quán chủ đã gửi để trả lời cho cậu sinh viên Ryouta. Lựa chọn công việc gì, định hướng tương lai sao, ước mơ là gì, thành công là gì....10 bức thư vừa xoay quanh vừa đi hết vấn đề này tới vấn đề kia.

Lần đầu đọc cuốn sách là khi mình vừa mới ra trường, cũng phân vân không biết nên đi theo phương hướng nào, cũng có những hoài bão lớn, cũng có những nỗi lo và sự sợ hãi. Cuốn sách giúp mình có một góc nhìn cởi mở hơn, giống như bạn chỉ đang nhìn vào câu chuyện của một người bạn giống mình vậy, bạn được trò chuyện được khám phá để rồi xác định được những mong muốn của bản thân, con người mình muốn trở thành, và có thêm động lực để đi tiếp. 

Nhưng đọc không thôi là không đủ nếu không hành động, được chỉ dẫn không thôi là 1 phần của nhiều mặt, như Hiroto đã nhiều lần thấu cảm "em rất dũng cảm".

Không phải ai cũng đồng ý với cách sống chậm đó, không được thoải mái ăn chơi quên ngày tháng, nhưng tôi tin và thấu hiểu lựa chọn đó, đôi khi ta cần đào sâu vào chính mình để trả lời câu hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, ta muốn kiếm tiền hay muốn hạnh phúc, muốn nhàn hạ hay hết mình, muốn cái trước mắt hay cái cuối cùng.

Nếu quan tâm tới văn hóa Nhật Bản và hiện tượng Hikikomori, bạn sẽ không ngạc nhiên trước văn hóa Nhật đặc thù và hình thức trao đổi tương tự giữa các Rental sister, Rental brother, cũng ít ngạc nhiên hơn khi có những người trẻ hoặc được coi là ích kỉ hoặc được coi là dũng cảm bảo vệ chính mình lựa chọn cách sống khác biệt.



#cửatiệmcủanhữngláthư
#yasushikitagawa
#vanhocnhat

Không có nhận xét nào: