“Dù cậu có cố gắng đến đâu, người ta vẫn thường đau khổ khi đã đến lúc.”
“Tôi vẫn luôn thèm được yêu. Dù chỉ một lần thôi. Tôi muốn biết được yêu đầy phần mình nó ra sao, đầy đến mức không thể chịu được nữa ấy. Chỉ một lần thôi.”
“Bởi vì chúng ta phải trả lại cho thế giới những gì ta nợ… Nỗi đau của sự trưởng thành. Ta đã không trả giá khi ta phải trả và giờ thì đã đến hạn cuối.”
“Những gì tôi cảm nhận về cô ấy là một mớ xúc cảm hỗn độn. Nó tự đi và đứng, sống và thở và rung động và khuấy đảo tôi từ gốc rễ con người tôi.”
“Nhưng có ai dám bảo chỉ thế mới là tốt đẹp nhất đâu? Cho nên cậu cần phải chộp lấy bất kì cơ hội hạnh phúc nào mà cậu có, và đừng áy náy vì người khác nhiều quá. Kinh nghiệm của tôi là chúng ta chỉ có độ hai hoặc ba cơ hội như thế trong đời và nếu để lỡ thì sẽ phải ân hận cho đến chết vậy.”
“Tất cả chúng ta đều là những con người không hoàn hảo sống trong một thế giới không hoàn hảo.”
(Trích Rừng Na uy)
Cuốn tiểu thuyết Rừng Nauy được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987 tại Nhật Bản với tên gốc (Noruwei no mori )ノルウェイの森. Norwegian Wood là tên tiếng anh của truyện, cũng là nhan đề 1 bài hát của ban nhạc nổi tiếng The Beatles.
Hẳn nhiều người cũng như tôi, tự hỏi, sao lại là cái tên này, rừng Na uy? Bài hát cùng tên của ban nhạc huyền thoại, được Reioko hát trong một buổi chiều mùa đông và 20 năm sau Toru giật mình nghe lại trên máy bay, trong bối cảnh những năm 70, hẳn là tất cả gợi đến 1 sự phá cách, điên rồ và nổi loạn. Giống như là không khí của câu chuyện này vậy
Rừng Nauy, là một bản tình ca lãng mạn của tuổi thanh xuân, nhưng đầy phá cách một cách trầm buồn, giống như viên đá lấp lánh thủy tinh, đang rơi, và bạn có thể tưởng tượng ngay ra được sự vỡ vụn ngay khi viên đá chạm sàn. Giản dị như bốn mùa, như sự thật, như sống, chết
Vậy truyện "Rừng Na Uy" nói về cái gì?
Đó là trầm cảm, tự sát, các vấn đề tâm lý (bệnh tâm thần), đi tìm ý nghĩa cuộc sống (hay nói chính xác hơn là: "Sự thất bại trong việc tìm thấy ý nghĩa cuộc sống"), sự giải thoát (cái chết của Naoko giúp Watanabe hiểu ra vấn đề và có động lực sống). Xuyên suốt truyện là miêu tả các sự việc, sự kể chuyện của các nhân vật và suy nghĩ của nhân vật "tôi". Truyện không đề cập đến tâm lý các nhân vật khác ngoài suy nghĩ của nhân vật "tôi", nên đây cũng không phải là tác phẩm văn học miêu tả xuất sắc tâm lý nhân vật.
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI MUỐN ĐẾN VỚI THẾ GIỚI CỦA RỪNG NA UY?
SỰ ĐỒNG CẢM/ CHẤP NHẬN
Các cảm nhận chung về tác phẩm là nỗi buồn, sự u ám, nhưng nó miêu tả rất chân thật về sự u ám (trong tâm lý con người, chứ không phải là của cuộc đời) nên dễ dàng, chúng ta thây được hình ảnh mình, một lúc nào đó, hoặc thường xuyên, ở đó.
Và ta cảm thấy, thì ra sự cô độc, nỗi buồn, sự trống rỗng và mất phương hướng không phải chỉ có một mình ta, mà còn nhiều người khác cũng thấy thế cơ mà Một tác phẩm viết về sự trống rống, mất phương hướng, mất niềm tin, nó như là dành cho rất nhiều người, không phải chỉ của riêng ai cả.
Ở mỗi lứa tuổi, tôi tin rằng khi đọc cuốn sách này hoặc xem phim sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Bạn đang là sinh viên, cũng đang trong những mối tình như Wantanabe, bạn có thể sẽ chỉ ấn tượng với những cảm xúc về tình yêu, nhục dục, đau khổ, nỗi cô đơn và sự tuyệt vọng, và cũng có thể có một cảm giác chán ghét, bất cần trong cuộc sống cũng giống như chàng trai nhân vật chính. Và có thể bạn sẽ không thôi ám ảnh khi kết thúc nó.
Có thể bạn sẽ có một cái nhìn tiêu cực về cuộc sống như thế. Nhưng nếu bạn đã trải qua khoảng thời gian ấy rồi, nhìn lại, có thể bạn sẽ nghĩ rằng, một kỷ niệm vừa nhẹ nhàng nhưng cũng có gì đó thật sâu đậm và khắc khoải. Bạn có thể vững tâm để hoàn tất nó, chứ không bỏ mặc lưng chừng vì ý nghĩ “Sao câu chuyện này quá tuyệt vọng như vậy?“, không, có thể bạn sẽ không còn suy nghĩ như vậy nữa. Bạn sẽ không bị rơi vào cái giếng tuyệt vọng mà Murakami hay dùng như một mẩu nguyên liệu trong tác phẩm của mình.
Đây là tác phẩm viết về sự day dứt, bế tắc, bi tráng của tuổi trẻ khờ dại. Đó là lý do mà nhiều người trẻ thích tác phẩm này. Người ta tìm được hình ảnh day dứt, bế tắc, khờ dại của mình trong đó. Tuy họ không biết chính xác nó là gì, nhưng họ cảm nhận được thông qua cuộc sống của mình. Truyện thu hút vì nó không đơn giản chỉ là nỗi đau mà còn là sự vượt qua, triết lí trong đó cũng giống như một sự cứu rỗi.
"Mỗi chúng ta là Toru Wantanabe, với hai bản thể là Naoko và Midori. Nếu Naoko là miền tối của ký ức thì Midori chính là thế giới ánh sáng còn lại. Và chúng ta có quyền chọn ai là tương lai phía trước."
Truyện cũng có một cái kết mở và ta, lại dễ dàng tưởng tượng ta đang ở vị trí đó, mình sẽ lựa chọn điều gì cho ta.
VẤN ĐỀ TÂM LÝ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG TRUYỆN
Đây là đề tài xuyên suốt trong "Rừng Na Uy".
Chúng ta có thể gặp trong truyện, rất nhiều những hình ảnh của bệnh tinh thần, với nhiều mức độ khác nhau. Điên loạn đau khổ như Naoko; Ishida Reiko cũng bị tâm thần sau sang chấn tâm lý quấy rối tình dục; người bạn Kizuki - một con người ưu tú nhưng đau khổ đến tự kết thúc cuộc đời mình; rồi khổ tâm, không hạnh phúc và bạo lực như người cha của Midori; và nhẹ hơn là sự ưu tư, chán ghét cuộc sống, bế tắc, phiền nào đến mất động lực sống, buông thả bản thân như nhân vật chính…...
Đó là thứ mà tất cả con người phải đối mặt chứ không phải là vấn nạn của riêng một ai. Chúng ta không chỉ gặp mình, một phần nào đó con người mình, gặp một ai đó ta quen trong câu chuyện, mà ta còn có thể gặp tương lai của cuộc sống, của con người trong đó.
CÁI CHẾT
Kizuki, năm 17 tuổi đã chui vào xe hơi, nối ống xả khí xe hơi vào trong xe, dán kín lại và chết ngạt.
Naoko cũng có một người chị gái, học rất giỏi và là niềm tự hào của cha mẹ, cũng đột nhiên tự sát vào năm 17 tuổi.
Naoko phát triển chứng bệnh tâm thần, lúc nào cũng day dứt, ám ảnh về cái chết của Kizuki. Phần lớn thời lượng của truyện là việc Watanabe tìm mọi cách để cứu Naoko khỏi bệnh tâm thần. Nhưng cuối cùng Naoko vẫn tự sát, một cách đau đớn.
Hatsumi cũng lựa chọn một cuộc đời ngắn ngủi sau khi mọi thứ quá ngưỡng chịu đựng của cô.
Trong Rừng Na Uy thì có nhiều cái chết. Lại toàn là người trẻ. Thế là đủ để làm cho người ta kinh hãi.
Rừng Nauy, là một bản tình ca lãng mạn của tuổi thanh xuân, nhưng đầy phá cách một cách trầm buồn, giống như viên đá lấp lánh thủy tinh, đang rơi, và bạn có thể tưởng tượng ngay ra được sự vỡ vụn ngay khi viên đá chạm sàn. Giản dị như bốn mùa, như sự thật, như sống, chết
Vậy truyện "Rừng Na Uy" nói về cái gì?
Đó là trầm cảm, tự sát, các vấn đề tâm lý (bệnh tâm thần), đi tìm ý nghĩa cuộc sống (hay nói chính xác hơn là: "Sự thất bại trong việc tìm thấy ý nghĩa cuộc sống"), sự giải thoát (cái chết của Naoko giúp Watanabe hiểu ra vấn đề và có động lực sống). Xuyên suốt truyện là miêu tả các sự việc, sự kể chuyện của các nhân vật và suy nghĩ của nhân vật "tôi". Truyện không đề cập đến tâm lý các nhân vật khác ngoài suy nghĩ của nhân vật "tôi", nên đây cũng không phải là tác phẩm văn học miêu tả xuất sắc tâm lý nhân vật.
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI MUỐN ĐẾN VỚI THẾ GIỚI CỦA RỪNG NA UY?
SỰ ĐỒNG CẢM/ CHẤP NHẬN
Các cảm nhận chung về tác phẩm là nỗi buồn, sự u ám, nhưng nó miêu tả rất chân thật về sự u ám (trong tâm lý con người, chứ không phải là của cuộc đời) nên dễ dàng, chúng ta thây được hình ảnh mình, một lúc nào đó, hoặc thường xuyên, ở đó.
Và ta cảm thấy, thì ra sự cô độc, nỗi buồn, sự trống rỗng và mất phương hướng không phải chỉ có một mình ta, mà còn nhiều người khác cũng thấy thế cơ mà Một tác phẩm viết về sự trống rống, mất phương hướng, mất niềm tin, nó như là dành cho rất nhiều người, không phải chỉ của riêng ai cả.
Ở mỗi lứa tuổi, tôi tin rằng khi đọc cuốn sách này hoặc xem phim sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Bạn đang là sinh viên, cũng đang trong những mối tình như Wantanabe, bạn có thể sẽ chỉ ấn tượng với những cảm xúc về tình yêu, nhục dục, đau khổ, nỗi cô đơn và sự tuyệt vọng, và cũng có thể có một cảm giác chán ghét, bất cần trong cuộc sống cũng giống như chàng trai nhân vật chính. Và có thể bạn sẽ không thôi ám ảnh khi kết thúc nó.
Có thể bạn sẽ có một cái nhìn tiêu cực về cuộc sống như thế. Nhưng nếu bạn đã trải qua khoảng thời gian ấy rồi, nhìn lại, có thể bạn sẽ nghĩ rằng, một kỷ niệm vừa nhẹ nhàng nhưng cũng có gì đó thật sâu đậm và khắc khoải. Bạn có thể vững tâm để hoàn tất nó, chứ không bỏ mặc lưng chừng vì ý nghĩ “Sao câu chuyện này quá tuyệt vọng như vậy?“, không, có thể bạn sẽ không còn suy nghĩ như vậy nữa. Bạn sẽ không bị rơi vào cái giếng tuyệt vọng mà Murakami hay dùng như một mẩu nguyên liệu trong tác phẩm của mình.
Đây là tác phẩm viết về sự day dứt, bế tắc, bi tráng của tuổi trẻ khờ dại. Đó là lý do mà nhiều người trẻ thích tác phẩm này. Người ta tìm được hình ảnh day dứt, bế tắc, khờ dại của mình trong đó. Tuy họ không biết chính xác nó là gì, nhưng họ cảm nhận được thông qua cuộc sống của mình. Truyện thu hút vì nó không đơn giản chỉ là nỗi đau mà còn là sự vượt qua, triết lí trong đó cũng giống như một sự cứu rỗi.
"Mỗi chúng ta là Toru Wantanabe, với hai bản thể là Naoko và Midori. Nếu Naoko là miền tối của ký ức thì Midori chính là thế giới ánh sáng còn lại. Và chúng ta có quyền chọn ai là tương lai phía trước."
Truyện cũng có một cái kết mở và ta, lại dễ dàng tưởng tượng ta đang ở vị trí đó, mình sẽ lựa chọn điều gì cho ta.
VẤN ĐỀ TÂM LÝ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG TRUYỆN
Đây là đề tài xuyên suốt trong "Rừng Na Uy".
Chúng ta có thể gặp trong truyện, rất nhiều những hình ảnh của bệnh tinh thần, với nhiều mức độ khác nhau. Điên loạn đau khổ như Naoko; Ishida Reiko cũng bị tâm thần sau sang chấn tâm lý quấy rối tình dục; người bạn Kizuki - một con người ưu tú nhưng đau khổ đến tự kết thúc cuộc đời mình; rồi khổ tâm, không hạnh phúc và bạo lực như người cha của Midori; và nhẹ hơn là sự ưu tư, chán ghét cuộc sống, bế tắc, phiền nào đến mất động lực sống, buông thả bản thân như nhân vật chính…...
Đó là thứ mà tất cả con người phải đối mặt chứ không phải là vấn nạn của riêng một ai. Chúng ta không chỉ gặp mình, một phần nào đó con người mình, gặp một ai đó ta quen trong câu chuyện, mà ta còn có thể gặp tương lai của cuộc sống, của con người trong đó.
CÁI CHẾT
Kizuki, năm 17 tuổi đã chui vào xe hơi, nối ống xả khí xe hơi vào trong xe, dán kín lại và chết ngạt.
Naoko cũng có một người chị gái, học rất giỏi và là niềm tự hào của cha mẹ, cũng đột nhiên tự sát vào năm 17 tuổi.
Naoko phát triển chứng bệnh tâm thần, lúc nào cũng day dứt, ám ảnh về cái chết của Kizuki. Phần lớn thời lượng của truyện là việc Watanabe tìm mọi cách để cứu Naoko khỏi bệnh tâm thần. Nhưng cuối cùng Naoko vẫn tự sát, một cách đau đớn.
Hatsumi cũng lựa chọn một cuộc đời ngắn ngủi sau khi mọi thứ quá ngưỡng chịu đựng của cô.
Trong Rừng Na Uy thì có nhiều cái chết. Lại toàn là người trẻ. Thế là đủ để làm cho người ta kinh hãi.
Nhưng chẳng phải Toru và Reiko cuối cùng lựa chọn con đường sống hay sao?
Kể cả Naoko, trước khi tự tử không phải là cô ấy đã rất cố gắng để sống hay sao?
“Tác giả đã cố gắng “cứu” những nhân vật của mình khỏi đau khổ và tuyệt vọng.
Ông để một số nhân vật thất bại có lẽ là vì cuộc sống này đâu có đơn giản. Muốn vượt qua nỗi buồn người ta phải nỗ lực”.
Và chàng trai có biệt danh Quốc -xã, và sự biến mất của cậu cũng khiến chúng ta tự hỏi, cậu đi đâu?
Nhưng tôi cũng như nhiều người khác nghĩ rằng Quốc-xã sẽ không tự tử, hẳn cậu chàng với cặp mục kỉnh dày cộm và siêng tập thể dục theo đài NHK mỗi sáng ấy đã về quê. Con người hiền lành, có chút Khốt-ta-bít lên Tokyo học Đại Học khoa Địa lý với câu trả lời đơn thuần nhưng đủ khiến Watanabe phải cứng họng: “Tớ thích bản đồ nên xin tiền bố mẹ lên Tokyo học về bản đồ. Còn cậu không thích Kịch sao lại đi học khoa Kịch?”, con người ấy, có lẽ cậu sẽ biết cậu cần điều gì.
“Cuối cùng, như nhiều khái niệm khác, cái chết chỉ là “phương tiện” để Murakami bắt người đọc phải suy nghĩ. Ông để các nhân vật của mình suy nghĩ về sự sống và cái chết và lựa chọn những giải pháp khác nhau, bởi vậy khi đọc người đọc cũng bị cuốn theo và phải suy nghĩ, trừ những người đơn giản coi việc tự tử của người trẻ là điều mọi người đều cần phải tự thân mà tránh mà không chịu dừng lại vài bước để nghĩ xem vì sao có những người không thể tránh được nó”.
Thực ra sự chết không nhất thiết là một cái chết có thực, mà đôi khi một lúc nào đó một góc trong tâm hồn người ta cũng có thể chết đi. Để cho tâm hồn mình chết đi, đó có lẽ là điều đáng buồn và đáng tiếc nhất.
CHÚNG TA SỐNG VÌ ĐIỀU GÌ?
Câu hỏi chúng ta sống vì điều gì, mục đích của cuộc sống là một câu hỏi, có lẽ, đi hết cuộc đời cũng khó mà có thể tìm ra một câu trả lời thuần nhất.
Mình từng đọc được một câu nói là chúng ta phải hỏi "Tôi sống vì cái gì?" cho đến khi chúng ta không cần phải trả lời nó nữa, chứ không phải là cho tới khi chúng ta tìm thấy câu trả lời. Vì câu trả lời không hề có, hay nói cách khác: Nó có ở mọi nơi. Khi chúng ta còn phải đi tìm câu trả lời ở bên ngoài, nó sẽ mãi là sự tìm kiếm không điểm dừng.
Thật tình, mình thấy khá đúng. Nếu chúng ta cứ phải tự hỏi, mình làm điều này vì cái gì, đó là chúng ta đang tự tìm lí do để thuyết phục mình. Hãy yêu và muốn cái mình sẽ làm, hãy tìm điều đó, tìm thứ mình yêu và muốn thay vì tìm lí do để tiếp tục, vậy nên đôi khi, cánh cửa này khép lại để cánh cửa khác mở ra, thay đổi không phải là điều gì đó quá tệ.
Có thể hôm nay bạn sống vì điều này, nhưng mai đây, điều đó lại không còn là điều quan trọng nữa. Có thể hôm nay, cuộc sống là sự bế tắc nhưng mai kia, có thể điều đó sẽ thay đổi, vì vốn dĩ cuộc sống không bao giờ đứng yên.
Ông để một số nhân vật thất bại có lẽ là vì cuộc sống này đâu có đơn giản. Muốn vượt qua nỗi buồn người ta phải nỗ lực”.
Và chàng trai có biệt danh Quốc -xã, và sự biến mất của cậu cũng khiến chúng ta tự hỏi, cậu đi đâu?
Nhưng tôi cũng như nhiều người khác nghĩ rằng Quốc-xã sẽ không tự tử, hẳn cậu chàng với cặp mục kỉnh dày cộm và siêng tập thể dục theo đài NHK mỗi sáng ấy đã về quê. Con người hiền lành, có chút Khốt-ta-bít lên Tokyo học Đại Học khoa Địa lý với câu trả lời đơn thuần nhưng đủ khiến Watanabe phải cứng họng: “Tớ thích bản đồ nên xin tiền bố mẹ lên Tokyo học về bản đồ. Còn cậu không thích Kịch sao lại đi học khoa Kịch?”, con người ấy, có lẽ cậu sẽ biết cậu cần điều gì.
“Cuối cùng, như nhiều khái niệm khác, cái chết chỉ là “phương tiện” để Murakami bắt người đọc phải suy nghĩ. Ông để các nhân vật của mình suy nghĩ về sự sống và cái chết và lựa chọn những giải pháp khác nhau, bởi vậy khi đọc người đọc cũng bị cuốn theo và phải suy nghĩ, trừ những người đơn giản coi việc tự tử của người trẻ là điều mọi người đều cần phải tự thân mà tránh mà không chịu dừng lại vài bước để nghĩ xem vì sao có những người không thể tránh được nó”.
Thực ra sự chết không nhất thiết là một cái chết có thực, mà đôi khi một lúc nào đó một góc trong tâm hồn người ta cũng có thể chết đi. Để cho tâm hồn mình chết đi, đó có lẽ là điều đáng buồn và đáng tiếc nhất.
CHÚNG TA SỐNG VÌ ĐIỀU GÌ?
Câu hỏi chúng ta sống vì điều gì, mục đích của cuộc sống là một câu hỏi, có lẽ, đi hết cuộc đời cũng khó mà có thể tìm ra một câu trả lời thuần nhất.
Mình từng đọc được một câu nói là chúng ta phải hỏi "Tôi sống vì cái gì?" cho đến khi chúng ta không cần phải trả lời nó nữa, chứ không phải là cho tới khi chúng ta tìm thấy câu trả lời. Vì câu trả lời không hề có, hay nói cách khác: Nó có ở mọi nơi. Khi chúng ta còn phải đi tìm câu trả lời ở bên ngoài, nó sẽ mãi là sự tìm kiếm không điểm dừng.
Thật tình, mình thấy khá đúng. Nếu chúng ta cứ phải tự hỏi, mình làm điều này vì cái gì, đó là chúng ta đang tự tìm lí do để thuyết phục mình. Hãy yêu và muốn cái mình sẽ làm, hãy tìm điều đó, tìm thứ mình yêu và muốn thay vì tìm lí do để tiếp tục, vậy nên đôi khi, cánh cửa này khép lại để cánh cửa khác mở ra, thay đổi không phải là điều gì đó quá tệ.
Có thể hôm nay bạn sống vì điều này, nhưng mai đây, điều đó lại không còn là điều quan trọng nữa. Có thể hôm nay, cuộc sống là sự bế tắc nhưng mai kia, có thể điều đó sẽ thay đổi, vì vốn dĩ cuộc sống không bao giờ đứng yên.
Nhìn được cái đẹp của cuộc sống, khó quá nhỉ :(
Để mua sách bạn nhấn vào đây
------------------------------------------------------
3 nhận xét:
Đọc xong Rừng Nauy, có một vài nhân vật mình thích, nhưng cũng có vài nhân vật khiến mình ức chế, chán chường.
Thích nhất là Nagasawa, một kẻ kẻ khốn nạn,nhưng hắn lại là kẻ thực tế nhất trong truyện, dám ghét bỏ mọi thứ, nhưng lại muốn làm thật tốt những thứ ấy, như một sự khiêu khích. Và đặc bietj là anh ta chưa hề hối hội về những chuyện đã qua.
Còn với Naoko thì thực sự quá chán tính cách của cô ấy, quá yếu ớt đến yèu đuối. Cảm giác như cô ấy than thở từ đầu đến cuối truyện vậy. Mới đọc minh đã đoán được cô này sẽ chết, chỉ sớm hay muộn mà thôi, vì tính cách cô này không thể trụ được với xã hội ngoài kia.
Và rất tiếc cho cô bé Midori...
Hồi nhỏ, mình cực không thích đọc rừng Na uy, vì hình như hồi nhỏ mình còn vô tư và yêu đời quá, lớn hơn rồi, đọc lại suy ngẫm, hình như cái ghét của mình cũng là nỗi sợ, sợ giống họ, và rồi lại là đồng cảm vì đã từng giống họ, sau đó lại là cảm thông, vì đã đi qua một phần cái chết trong tim đó, để tiếp tục lặng lẽ hòa mình bên đời. Thực tình, mình không thích nhân vật nào trong truyện cho đến giờ, càng không thích tảng đá buồn đè nặng câu chuyện :) đời mà chán vậy, đúng là cần vài điều khiêu khích và vài thứ vượt qua khuôn khổ đó :)))
Đấy chắc là đặc trưng của văn học Nhật, đặc biệt là của Haruki. Đọc có cảm giác rất nặng nề nhiêù lúc đến ức chế
Đăng nhận xét