Những thứ dễ khiến ta đắm chìm trong đó khó thoát ra được là gì?
Nó cũng giống như một chất gây nghiện, trong thí nghiệm thưởng phạt, vật A mang đến cảm xúc tích cực, dần dần lần nào vật A cũng mang tới cảm xúc tích cực ấy, ta dễ dàng biến nó thành thói quen không bỏ được, thậm chí là thành khao khát, sự thèm thuồng gắn bó.
Người ta dễ nghiện còn vì sự thăng hoa, hiệu quả những chất kích thích ấy trong công việc và cuộc sống. Nhờ những thần dược - những thứ kích thích, những thứ gây nghiện ấy, con người có cảm giác thành tựu, cảm giác làm chủ, cảm giác được thể hiện....
Những thứ khiến ta nghiện thường là những thứ mang lại cho ta sự an ủi, giải toả, người nghiện là người đang tìm cách trốn chạy thực tế, quên đi nỗi đau thực tại, chẳng thể thoát khỏi những nỗi đau khổ khốn cùng của bản thân nên đành tự giải thoát cho nỗi đau ấy một mình - sự nghiện. Đôi khi họ cũng nhận ra vấn đề đó đấy, nhưng rồi họ lại chẳng biết làm gì, lại trốn tránh sự xung đột tâm lý ấy như thường.
Vì vậy người nghiện thường là người cô đơn, không giỏi giao tiếp, không có thói quen chia sẻ thực lòng những chất chứa trong lòng với người khác, cũng là người thiếu những kĩ năng giải quyết vấn đề, ứng phó với cảm xúc, quản lí cảm xúc.
Cô đơn là một yếu tố nguy cơ liên quan đến việc thanh thiếu niên bị lôi kéo vào việc sử dụng internet cưỡng bức. Nguy cơ cưỡng chế sử dụng đã gia tăng trong đại dịch coronavirus: sự cô đơn ngày càng trở nên phổ biến ở thanh thiếu niên, những người dành thời gian trực tuyến ngày càng lâu hơn.
Bản thân họ không thể làm gì với vấn đề của bản thân, dù đây là điều rất bình thường của con người, nhưng cách họ ứng phó đối mặt với vấn đề không phải là chia sẻ, tìm sự giúp đỡ, không thành công trong việc tìm cách giải quyết vượt lên khó khăn ấy, họ sẽ mãi ở trong vòng luẩn quẩn rắc rối ấy không thoát ra được nếu không có sự giúp đỡ khách quan từ sự tỉnh táo bên ngoài.
Người nghiện cũng thường là những người nhạy cảm, thiếu ý chí, thiếu mạnh mẽ.
Ban đầu, những thứ khoái cảm nhẹ nhàng giúp ta quên đi những áp lực, mâu thuẫn trong cuộc sống, khiến ta thăng hoa hơn, hạnh phúc hơn, như là bệnh nhân tìm thấy thuốc, ta tiếp tục sử dụng, ta dần trở nên phụ thuộc vào nó, ta không thể sống thiếu nó. Đó là thói quen bỏ thì ta thấy thiếu, là thuốc không uống thì ta thấy bệnh, thấy đời vô vị nhạt nhẽo mà lâu rồi ta tưởng ta có thể quên đi không phải đối mặt.
Nghiện game, nghiện phim,..... bạn đã bao giờ thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta lại như vậy không?
https://meolangthangngaymua.blogspot.com/2020/10/suc-quyen-ru-cua-phim-anh.html
Nhưng thực tế, ai cũng nghiện cả.
Chúng ta luôn tìm cho mình một thứ mà ta có thể đầu tư năng lượng, sự quan tâm, sở thích của mình, ai cũng như ai, chẳng có gì khác biệt. Giống như đói thì phải ăn, yêu thì phải nói!
Hồi nhỏ, ta nghiện bầu sữa mẹ, nghiện mẹ nghiện cha, nghiện ông nghiện bà. Lớn lên ta nghiện chơi, nghiện đi, nghiện bạn thân rồi cả nghiện thú nhồi bông và mấy trò cảm giác mạnh. Rồi trưởng thành, ta nghiện công việc, nghiện mua sắm, nghiện sex, nghiện vợ, nghiện chồng,.....
Vậy nghiện có xấu không?
Chúng ta ai cũng yêu thích một cái gì đó, bị ảnh hưởng bởi một mối quan tâm nào đó, nhẹ thì là nhất thời, nặng thì là mất ý chí cuồng si đến điên loạn.
Nhưng vẫn có những thứ nghiện là xấu, vì cách ta phụ thuộc vào nó và kết quả nó mang tới.
Nghiện ma túy là bệnh tật, aid, sida, là khả năng ngáo đá làm hại người khác, là khả năng không có tiền thỏa mãn phải đi cướp bóc, ăn trộm, là không đủ tỉnh táo để làm việc, kiếm tiền lo cho mình và người xung quanh.
Nghiện game là bỏ bê học hành, công việc, cuộc sống,.... là không đảm đương nổi vai trò của mình trong thực tại, là bị ảnh hưởng bởi kích thích mạnh, bạo lực,... là ngồi liên tục hàng giờ hàng ngày trước máy tính, cong vẹo cột sống, cận thị, đột quỵ....
Nhưng điều thú vị là thường chỉ những đứa trẻ mới lớn và người trẻ là dễ nghiện. Càng già, càng nhiều mối quan tâm, càng mở rộng tầm hiểu biết và thế giới quan cùng các mối quan hệ xã hội, những thứ ta từng nghiện ta lại bỏ được.
Nguy cơ bị lôi kéo vào việc sử dụng Internet có vấn đề cao nhất ở thanh thiếu niên 16 tuổi, với hiện tượng này phổ biến hơn ở trẻ em trai. Đối với một số người, vấn đề vẫn tồn tại ở tuổi trưởng thành, nhưng đối với những người khác, nó sẽ giảm bớt khi họ lớn lên. Việc giảm thiểu việc sử dụng Internet có vấn đề thường liên quan đến sự phát triển của thanh thiếu niên, nơi khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát của họ được cải thiện, bộ não của họ thích nghi và các nhiệm vụ liên quan đến giáo dục hướng sự chú ý của họ.
"Thật thoải mái khi biết rằng việc sử dụng Internet có vấn đề là thích ứng và thường thay đổi ở cuối tuổi vị thành niên và trong giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành. Do đó, cần chú ý đến vấn đề này ở cả trường học và ở nhà. Giải quyết sự cô đơn cũng là một kênh quan trọng để ngăn ngừa sử dụng internet quá mức, "Salmela-Aro lưu ý.
Nghiên cứu cho thấy rằng môi trường sống trong gia đình và cách nuôi dạy con cái cũng quan trọng: con cái của các bậc cha mẹ ở xa có nguy cơ cao hơn bị cuốn vào việc sử dụng internet bất lợi. Nếu cha mẹ không quan tâm nhiều đến cuộc sống của trẻ vị thành niên của họ, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc vẽ đường cho hành động của mình.
Đối tượng dễ nghiện là trẻ em và người trẻ vì họ là những người đang đi tìm đường hướng, chưa có chính kiến ý kiến cá nhân riêng nên dễ dàng bị ảnh hưởng, bị sa đà, ham vui, tâm lý tò mò, muốn thử thách, khám phá, hoặc quá ít ràng buộc trách nhiệm, quá ít gánh nặng, hoặc quá nhiều gánh nặng, quá nhiều thứ phải suy nghĩ đối với họ - những người có tâm lý yếu, nhạy cảm.
Việc sử dụng internet cưỡng bức có mối liên hệ với bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm dự đoán việc sử dụng Internet có vấn đề, trong khi việc sử dụng có vấn đề làm tăng thêm các triệu chứng trầm cảm.
Ngoài ra, việc sử dụng Internet ở đối tượng thanh thiếu niên có vấn đề được dự đoán là kém thành công hơn trong học tập, điều này có thể liên quan đến thực tế là việc sử dụng Internet tiêu tốn rất nhiều thời gian và có thể làm gián đoạn nhịp ngủ và sự phục hồi của thanh thiếu niên, do đó ăn hết thời gian dành cho nỗ lực và thành tích học tập.
Cai nghiện như thế nào?
Biết phân bổ thời gian cho các nhiệm vụ, không tập trung 100% thời gian cá nhân vào một hoạt động. Ngoài những hoạt động giải trí vỗ về con người của chính mình, còn rất nhiều những hoạt động khác mà chúng ta cần đầu tư. Các hoạt động bao gồm những việc thường ngày như đọc sách, tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao (chơi bóng đá, bóng rổ,.... ), dắt chó đi dạo.
Việc lập danh sách công việc cần làm trong ngày là rất cần thiết, bao gồm phơi quần áo, nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa..... Áp dụng chỉ định rõ thời gian được phép chơi game, xem phim,.....ví dụ một ngày có 1 - 2 h để giải trí, đặt giờ cho thời gian chơi, thời gian học....vv để sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, không từ bỏ những việc mình không thích, tránh việc chơi cả ngày rồi làm các công việc khác một cách qua quýt.
Có thể việc tìm được cách đầu tư những năng lượng của mình vào việc khác có ích hơn để thăng hoa là giải pháp. Ta tìm ra ước mơ, hoài bão, lí tưởng để phấn đấu thay vì chìm đắm trong sự an ủi của những việc giải trí.
Có thể vì ta có nhiều cách hơn để giải tỏa, thay vì chỉ có một mình và biết về mỗi mình mình. Ta không còn là đứa trẻ coi đồ chơi của mình là tất cả, là trung tâm của vũ trụ, ta không còn tham lam, tò mò sa vào mà không có ý chí, nhận thức để đi ra.
Có thể vì những kiến thức, trải nghiệm đã đánh thức ta, cho ta cái nền để phát triển bản thân, biết cách cân bằng cuộc sống, đối mặt với khó khăn.
Liệu pháp tâm lý xã hội
Kỹ thuật Từ bỏ hoàn toàn hoặc quá ngưỡng: người nghiện có thể chọn cai nghiện từ bỏ hoàn toàn, và tránh xa khỏi thứ ngây nghiện hoặc, làm cho nó quá ngưỡng đến mức chán, sợ thì thôi.Tăng cường hoạt động thể chất, văn hóa:
Người nghiện nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời lành mạnh như đi bộ, đạp xe, chơi các môn thể thao.
Có thể đi tham quan, du lịch hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội để tăng tương tác với mọi người xung quanh, nhằm quên đi cảm giác thèm muốn. Tham gia hoạt động lành mạnh bên ngoài xã hội, ví dụ như chơi thể thao, làm tình nguyện, đi du lịch
Để ngăn ngừa chứng nghiện, đặc biệt là trẻ em, cần được gia đình và xã hội hỗ trợ: Trò chuyện, tâm sự, chia sẻ thường xuyên. Đối với những trường hợp nghiện lâu, mãn tính còn cần có theo dõi ca của tổ chức.
Liệu pháp tâm lý
Người nghiện game nên tham gia vào các liệu pháp tâm lý nhận thức- hành vi và những nhóm trao đổi thông tin về cách vượt qua sự nghiện game.Có nhiều nhóm trao đổi thông tin và giúp đỡ lẫn nhau vượt qua chứng nghiện game (gọi là anonymous support groups). Người nghiện game có thể tham gia các buổi đàm thoại này để học từ kinh nghiệm của những người khác.
Liệu pháp dược lý
Với người nghiện có nhiều triệu chứng tâm lý, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm để giúp người nghiện.Việc cai nghiện là một việc khó khăn, vì nếu lơ là họ có thể nghiện tái phát. Người muốn cai nghiện nên duy trì điều trị trong một khoảng thời gian dài (ít nhất sáu tháng), để đảm bảo hiệu quả.
2 nhận xét:
Không biết mình viết bình luận này có thừa không nữa, nhưng bài viết phân tích rất hay, nhưng vẫn còn liệt kê, nếu bạn đi sâu vào phát triển ý để rõ ràng sâu sắc và phong phú hơn thì sẽ là một nghiên cứu tốt
Cảm ơn bạn, mình cũng chỉ thích viết lên những suy nghĩ và cảm nhận nên chưa thể là nghiên cứu được; còn khá xa nhưng rất vui vì bạn thích bài viết này ¨^
Đăng nhận xét